Có nên đi lấy cao răng? Thời gian, chi phí và những lưu ý
12:34 | 03/05/2024
Lấy cao răng là cần thiết bởi cao răng là nền tảng của các bệnh lý. Có nên đi lấy cao răng thường xuyên không? Định kỳ 3 - 6 tháng nên đi lấy 1 lần để răng miệng của mình chắc khỏe nhất.
Có nên đi lấy cao răng? Thời gian, chi phí và những lưu ý
Lấy cao răng là điều cần thiết bởi cao răng là nền tảng của các bệnh lý về răng miệng. Nhưng có những thắc mắc về việc có nên đi lấy cao răng và chi phí lấy cao răng là bao nhiêu. Hôm nay hãy cùng Nha Khoa Yota tìm hiểu thắc mắc có nên đi lấy cao răng, thời gian lấy cao răng và chi phí lấy cao răng được trực tiếp Đại Tá Bác Sĩ Chuyên Khoa 1 Nguyễn Quý Tuệ chia sẻ.
1. Lấy cao răng là gì?
Lấy cao răng (hay cạo vôi răng) là sử dụng những sóng siêu âm từ các đầu máy lấy cao răng để loại bỏ hết những mảng bám ở nướu răng. Cao răng sẽ có 2 loại là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường có màu trắng đục, vàng nhạt và cao răng huyết thanh có màu đỏ thẫm thường xuất hiện ở những người hút thuốc.
2. Có nên đi lấy cao răng?
Một tuần hình thành mảng bám và 2 tuần sẽ hình thành cao răng vậy nên việc có nên đi lấy cao răng không là cực kỳ cần thiết. Cao răng có chứa các thành phần như Cacbonat, phosphate và vi khuẩn. Cao răng lâu năm sẽ gây ra tình trạng tụt lợi, viêm nướu, viêm nha chu và gây lung lay răng phải nhổ chiếc răng đó.
Tác hại của cao răng
Nếu không đi lấy cao răng thường xuyên sẽ gây ra những tình trạng như:
- Bệnh viêm nướu: Vi khuẩn trong cao răng có thể làm mất khoáng làm men răng suy yếu, những mảng bám có chứa vi khuẩn tích tụ trên răng lâu ngày gây viêm, sưng đau và chảy máu. - Bệnh nha chu: Đây là hậu quả của viêm nướu tiến triển nếu không xử ký kịp thời. Nhiễm trùng nướu nghiêm trọng gây ra tổn thương mô mềm và phá hủy các hệ thống xương và gây lung lay răng, bệnh nha chu hay gặp ở lứa tuổi trung niên và người già. - Cao răng nếu không được xử lý sớm sẽ càng ngày càng nhiều lên và chen vào phần lợi, gây ra tụt lợi, càng ngày càng lộ ra chân răng bởi vì các mô nha chu không thể nâng đỡ răng gây ra lung lay răng đó, đánh răng bị ê buốt và có nguy cơ mất chiếc răng đó. - Cao răng bám trên bề mặt răng gây vệ sinh răng miệng khó khăn, các mảng bám vi khuẩn đó sẽ gây ra những mùi hồi khó chịu, khiến khách hàng sẽ không hiểu hôi miệng do đâu, mất tự tin giao tiếp cực kỳ ảnh hưởng đến cuộc sống.
Tại sao phải lấy cao răng định kỳ
Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát, vậy nên việc kiểm tra lấy cao răng định kỳ cũng như mình đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ vậy. Thường thì một năm 2 lần đối với những cao răng thường và có thể nhiều hơn đối với những người hút thuốc. Vậy có nên lấy cao răng và tại sao phải lấy cao răng định kỳ? - Tránh tình trạng hôi miệng: Trả lại sự tự tin vốn có, tránh tình trạng hôi miệng, trả lại thẩm mỹ cho chiếc răng và đặc biệt lấy lại sự tự tin của mình. - Ngăn ngừa viêm nha chu: Vi khuẩn sẽ không có môi trường để phát triển tránh tình trạng viêm nướu nặng gây viêm nha chu. - Ngăn ngừa sâu răng: Cao răng là nền tảng của các bệnh lý vậy nên sâu răng cũng liên quan trực tiếp đến việc những mảng bám lâu ngày. - Giảm chi phí: Lấy cao răng sẽ rất là tiết kiệm chi phí, so với chữa sâu răng hay điều trị viêm nha chu thì lấy cao răng định kỳ rẻ hơn nhiều. - Bảo vệ sức khỏe: Đau răng khiến cơ thể không thoải mái, cao răng lâu ngày có thể gây mất răng khiến khách hàng phát âm không chuẩn, ăn nhai không được ngon, điều này cực kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thế, không chỉ ảnh hưởng thể xác mà còn ảnh hưởng tinh thần. Quá trình này có khả năng ngăn ngừa tình trạng viêm nội tâm mạc do vi khuẩn gây ra, góp phần cải thiện hiệu quả trong việc điều trị các bệnh liên quan đến đái tháo đường.
Khi nào không nên lấy cao răng
Lấy cao răng chống chỉ định với những trường hợp như: bệnh nhân bị viêm nha chu, viêm nướu mãn tính và cấp tính. Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Những người bị rối loạn đông máu, khó cầm máu. Người không chịu được chế độ rung của máy siêu âm khi lấy cao răng.
3. Lấy cao răng bao nhiêu phút
Vấn đề có nên đi lấy cao răng đã được giải đáp. Vậy lấy cao răng bao nhiêu phút? Không ít người sợ nha khoa vì cho rằng những dịch vụ nha khoa diễn ra rất lâu nhưng thực sự việc lấy cao răng chỉ diễn ra trong khoảng 15 - 20 phút. Nếu khách hàng có nhiều mảng bám không đi lấy cao răng định kỳ thì có thể lâu hơn 30 phút.
4. Lấy cao răng có đau không?
Lấy cao răng sẽ không gây đau, máy siêu âm chỉ tác động vào mô nướu và bề mặt men răng nhằm đánh bật các mảng bám ra khỏi thân răng. Nếu khách hàng nhiều cao răng lâu năm chưa đi vệ sinh thì chỉ có cảm giác hơi ê ê như kiến cắt một chút. Lấy cao răng có đau không cũng phụ thuộc vào kỹ thuật viên thực hiện dịch vụ cho mình. Vậy nên mình phải chọn cơ sở nha khoa uy tín được Sở Y Tế cấp phép cho bác sĩ thăm khám và điều trị.
Đối với những khách hàng có răng bị ê buốt thì nên sử dụng bàn chải có lông mềm, kem đánh răng chống ê buốt thích hợp cho dòng răng nhạy cảm, kiêng đồ quá nóng quá lạnh để có hàm răng chắc khỏe nhất.
5. Lấy cao răng bao nhiêu tiền
Lấy cao răng bao nhiêu tiền tùy thuộc vào chiến lược giá của các phòng khám. Nhưng chi phí lấy cao răng sẽ dao động từ 30.000 - 200.000. Với những phòng khám khi bạn sử dụng dịch vụ khác còn có thể miến phí lấy cao răng, bây giờ công nghệ hiện đại nên khách hàng có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
6. Lấy cao răng bao lâu thì ăn được
Bạn có thể hoàn toàn ăn uống sau khi lấy cao răng (cạo vôi răng). Lấy cao răng chỉ tác động bên ngoài mà không ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong nên bệnh nhân có thể yên tâm ăn uống. Để tránh ê buốt thì sau khi lấy cao răng 2 tiếng thì bệnh nhân có thể ăn uống bình thường. Nếu đi lấy cao răng mà phát hiện sâu răng sớm thì cũng nên hàn răng luông, tránh tình trạng sâu răng vào tủy sẽ rất đáng tiếc.
7. Cách chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng
Tại phòng khám
Bệnh nhân nên chọn những phòng khám nha khoa uy tín, có giấy phép của Sở Y Tế cấp phép, có công nghệ hiện đại hỗ trợ, cơ sở vật chất khang trang, phác đồ điều trị rõ ràng để biết trước kết quả sau khi xử lý và đặc biệt trên các trang mạng xã hội được khách hàng đánh giá và yêu thích nhiều. Tay nghề bác sĩ lấy cao răng cho mình ảnh hưởng đến trải nghiệm của mình, nếu bác sĩ chủ quan, không làm đúng quy trình có thể gây ra ê buốt và lấy cao răng không sạch sẽ.
Tại nhà
- Có thói quen tốt đánh răng 1-2 lần sau khi ăn uống - Định kỳ 3 - 6 tháng đi lấy cao răng một lần để tránh hôi miệng, viêm nướu và tụt lợi - Đánh răng đúng cách nhẹ nhàng tránh làm mòn men răng - Dùng chỉ nha khoa loại bỏ thức ăn thừa sau khi ăn - Súc miệng bằng nước muối mỗi sáng - Uống nhiều nước hơn và tránh đồ ngọt - Đừng quên thay bàn chải nếu bàn chải đã cũ
Vừa rồi bác sĩ của Nha Khoa Yota đã chia sẻ cho các bạn thắc mắc có nên đi lấy cao răng thường xuyên, các chi phí và thời gian thực hiện. Khách hàng nên có thói quen tốt để bảo vệ răng miệng của mình. Hãy liên hệ ngay Nha Khoa Yota để được tư vấn thêm thông tin về các khuyến mãi và các ưu đãi đặc biệt qua các kênh sau:
Nha khoa Yota chuyên răng trẻ em, nha khoa sẽ không còn là nỗi đáng sợ đối với bé cũng như bố mẹ. Nỗi băn khoăn bây giờ của phụ huynh chỉ là hàn răng sâu cho bé giá bao nhiều.
Lấy cao răng giúp loại bỏ những mảng bám cứng đầu có trên bề mặt thân răng. Ngăn ngừa những tình trạng như viêm nướu, viêm nha chu, tụt lợi và lung lay rang. Lấy cao răng sẽ không đau nếu đi lấy cao răng thường xuyên.
Nhổ răng khôn cần giữ chế độ ăn uống theo chỉ định của bác sĩ để quá trình hồi phục lành thương diễn ra nhanh hơn. Cần kiêng ăn những đồ ăn quá dai và cứng, đồ ăn cay nóng và chất kích thích.
Việc hàn răng sâu xong bị đau nhức sẽ hết sau 1,2 ngày do ban đầu mới hàn răng chúng ta chưa quen, nếu vấn đề đau nhức kéo dài chúng ta nên đi đến để được các bác sĩ thăm khám cũng như có phương pháp điều trị.
Nhổ răng khôn khi đang đau nhức là điều cần thiết, những phiền toái do răng khôn gây ra như lung lay răng số 7 và đặc biệt là viêm hôi miệng khiến bản thân mình tự ti.
Hàm giữ khoảng cải thiện tình trạng mất răng cho bé. Cải thiện chức năng ăn nhai, phát âm lẫn thẩm mỹ. Vậy hàm giữ khoảng là gì và phụ huynh tại sao cần tìm hiểu hàm giữ khoảng cho bé. Hãy cùng Nha Khoa Yota tìm hiểu vấn đề này.
Thời điểm bà bầu hàn răng được lý tưởng nhất sẽ là 3 tháng giữa của thai kỳ, việc hàn răng là cần thiết để tránh việc sâu răng phát triển quá lớn vào tủy và ngăn ngừa được vi khuẩn sâu răng tấn công.
Cam kết hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng. Trong quá trình bảo hành hàn răng mà có những vấn đề bong bật ra hàn lại hoàn tiền miễn phí không mất tiền.
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng nhất hiện nay, nhưng có những trường hợp không nên bọc răng sứ như là răng nhạy cảm, răng lung lay hoặc răng bị hô vẩu nặng.
Niềng răng là xu hướng thẩm mỹ được ưu tiên hiện nay, cái răng cái tóc là góc con người vậy nên nụ cười đẹp trước và sau khi niềng răng là kết quả của sự nỗ lực của bác sĩ và bệnh nhân suốt hành trình.
Trám bít hố rãnh giúp chống sâu răng bởi các bệnh răng miệng thường không tự khỏi, và đặc biệt các bệnh răng miệng khi phát sinh thường không có dấu hiệu xảy ra.