Trám bít hố rãnh giúp chống sâu răng bởi các bệnh răng miệng thường không tự khỏi, và đặc biệt các bệnh răng miệng khi phát sinh thường không có dấu hiệu xảy ra.
Trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng là kỹ thuật dùng vật liệu chuyên dụng để trám lên các hố rãnh ở mặt nhai giúp phòng ngừa sâu răng hiệu quả, hố rãnh được xác định là vùng nhạy cảm với sâu răng và nguye cơ sâu răng liên quan trực tiếp với hình dạng và độ sâu của hố rãnh. 43 - 45% sâu răng xảy ra ở mặt nhai. Hôm nay cùng Nha Khoa Yota tìm hiểu 3 loại vật liệu để trám bít hố rãnh.
1. Trám răng dự phòng là gì?
Trám bít hố rãnh là dùng các vật liệu nha khoa để trám lên các mặt nhai giúp ngăn ngừa sâu răng và loại bỏ những môi trường thuận lợi để có thể phát triển sâu răng. Trám bít hố rãnh nhằm các mục tiêu: cung cấp các điều trị cần thiết cho các cá nhân mắc bệnh răng miệng để bệnh ngừng tiến triển sớm nhất và tránh sự suy giảm chức năng, giúp trẻ em không sợ điều trị nha khoa bằng sự giáo dục, kinh nghiệm và những nỗ lực của y bác sĩ.
2. Tổng hợp 3 vật liệu để trám bít hố rãnh chống sâu răng
2.1 Trám bít hố rãnh bằng Seelants
Seelant là một chất được sử dụng để ngăn chặn sự đi qua của chất lỏng thông qua các khe hở trong vật liệu. Việc trám seelant lên trên bề mặt răng giúp lấp đầy các hố rãnh, các khoảng trống ở kẽ răng và đặc biệt là mặt nhai để dự phòng sâu răng. Việc trám Seelant giúp mặt răng sáng bóng làm giảm nguy cơ sâu răng bám vào tiến triển ở các hố rãnh. Tuổi thọ của Seelant cao nên việc chống sâu răng lên đến 92% cũng như kết hợp thêm vệ sinh cá nhân ở nhà.
Dựa vào các màu sắc và Resin Seelants được phân thành các loại sau: có màu: dễ nhìn, trong: khó xác định, đục: dễ nhìn, màu hồng: giải phóng Fluoride.
2.2 Trám bít hố rãnh bằng GIC
Glass ionomer có đặc điểm như ưa nước, kết dính tốt, tương hợp với sinh học, giải phòng Fluoride giúp chống ăn mòn của acid ngăn ngừa sâu răng. Kỹ thuật trám bít hố rãnh bằng glass ionomer cement (GIC) là một phương pháp hiệu, kỹ thuật vĩnh viễn quả để hàn phủ các hố rãnh ở bề mặt răng, không chỉ ngăn ngừa sâu răng mà còn khôi phục những tổn thương sâu răng sớm.
2.3 Composite trám bít hố rãnh
Trám bít hố rãnh bằng Composit là kỹ thuật hàn phủ các hố rãnh ở các bề mặt răng vĩnh viễn có nguy cơ khởi phát sâu răng hoặc đã có tổn thương sâu răng sớm. Composite là vật liệu được sử dụng trong nha khoa phục hồi, có ưu điểm bám dính tốt vào men răng. Chống chỉ định với người dị ứng Composite
3. Các bước trám bít hố rãnh
Việc trám bít hố rãnh sẽ rất an toàn và không lấy đi tổ chức men răng mà chỉ trám lên bề mặt răng. Đây là các bước trám bít hố rãnh:
2.1 Làm sạch
Đánh bóng với paste không có Fluoride và Glycerine. Dùng Fluoride khiến bề mặt men khó etch hơn và Glycerine tạo một lớp áo trơ. Răng nên được rửa sạch để loại bỏ các thành phần của paste đánh bóng. Tuy nhiên nhược điểm khi dùng paste để làm sạch là các paste có thể đọng lại trong các hố rãnh, khó làm sạch do vậy tốt hơn hết chỉ nên làm sạch bằng các chổi cước.
2.2 Acid etching, đặt etching ở hố rãnh
Dùng acid orthophosphoric 30-50% ở dạng lỏng trong 30-60 giây
2.3 Rửa sạch bằng nước và thổi khô bề mặt
Rửa sạch etching dưới tia nước thật kỹ từ 1-2 phút, đảm bảo lấy sạch hết etching, tạo điều kiện cho bám dính sau này.
2.4 Đặt chất trám bít và chiếu đèn 2.5 Hoàn tất
Dùng cây đầu tròn nhỏ làm nhẵn các gờ giúp khách hàng ăn nhai dễ dàng hơn và kiểm tra điểm chạm sớm.
4. Yêu cầu của vật liệu sử dụng để trám bít hố rãnh
Hố rãnh đã được xác định là vùng nhạy cảm với sâu răng vậy nên khi thực hiện trám bít hố rãnh cần yêu cầu vật liệu phải: - Ít bị hòa tan và thấm nước bề mặt - Độ cứng và tính kháng mòn tăng lên sau khi chiếu đèn - Đủ độ bền, độ cứng bề mặt và ổn định kích thước - Chảy tốt vào các hố rãnh - Thời gian ổn định ngắn và thời gian làm việc đủ - Tính dẫn nhiệt giống răng và dán dính tốt với men - Trơ về hóa học, kháng sâu răng và bay hơi chậm
5. Tác dụng của trám bít hố rãnh
Hố rãnh sau khi được làm sạch sẽ làm bề nhai của răng bằng phẳng hơn dễ làm sạch bằng bàn chải đánh răng. Cặn thức ăn và vi khuẩn sẽ không có chỗ để bám sẽ làm giảm đi sự phá hủy của vi khuẩn, giảm môi trường giúp vi khuẩn không có nơi để tấn công. Chăm sóc sức khỏe răng miệng hiện đại nhấn mạnh vai trò của trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng bởi vì:
- Bệnh răng miệng rất phổ biến - Tỷ lệ mắc bệnh răng miệng đang tăng lên - Dự phòng bệnh răng miệng sớm có thể thực hiện được nhờ những hiểu biết đầy đủ về bệnh căn và dịch tễ học - Phần lớn bệnh răng miệng có rất ít triệu chứng khi khởi phát - Các bệnh răng miệng không tự khỏi Bởi vì các bệnh răng miệng sẽ không tự khỏi nên việc trám bít hố rãnh chống sâu răng là điều cực kỳ cần thiết.
6. Lưu ý sau khi Trám bít hố rãnh
Tại phòng khám
Chọn những cơ sở nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, phòng khám được cấp phép bởi Sở Y Tế, giúp việc vô trùng vô khuẩn được đảm bảo tránh việc lây nhiễm chéo giữa các khách hàng. Cơ sở hạ tầng hiện đại công nghệ được cập nhập đầy đủ giúp bác sĩ xử lý các bệnh về răng miệng một cách hiệu quả chính xác hơn. Có phác đồ điều trị phù hợp để biết trước quy trình làm cũng như biết trước kết quả.
Tại nhà
Sau khi trám bít hố rãnh thì việc vệ sinh cá nhân cũng rất cần thiết bởi trám bít hố rãnh chỉ giúp chống sâu răng 92% còn lại là do bệnh nhân trong quá trình sinh hoạt. Phải có thói quen sinh hoạt tốt như đánh răng đều đặn 2 lần 1 ngày sau ăn và uống nước đầy đủ. Súc miệng bằng nước muối mỗi buổi sáng và định kỳ 3- 6 tháng nên đi kiểm tra răng miệng định kỳ 1 lần để bảo đảm tình trạng sức khỏe răng miệng của mình.
Vừa rồi các bác sĩ Nha Khoa Yota đã chia sẻ các vật liệu dùng trong trám bít hố rãnh, dự phòng sâu răng là điều cần thiết tránh thói quen đau mới đi chữa, lúc đau thì nó đã gây hại cho răng và rất khó xử lý. Hãy liên hệ ngay Nha Khoa Yota để được tư vấn thêm thông tin về các khuyến mãi và các ưu đãi đặc biệt qua các kênh sau:
Cam kết hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng. Trong quá trình bảo hành hàn răng mà có những vấn đề bong bật ra hàn lại hoàn tiền miễn phí không mất tiền.
Việc hàn răng sâu xong bị đau nhức sẽ hết sau 1,2 ngày do ban đầu mới hàn răng chúng ta chưa quen, nếu vấn đề đau nhức kéo dài chúng ta nên đi đến để được các bác sĩ thăm khám cũng như có phương pháp điều trị.
Hàm giữ khoảng cải thiện tình trạng mất răng cho bé. Cải thiện chức năng ăn nhai, phát âm lẫn thẩm mỹ. Vậy hàm giữ khoảng là gì và phụ huynh tại sao cần tìm hiểu hàm giữ khoảng cho bé. Hãy cùng Nha Khoa Yota tìm hiểu vấn đề này.
Lấy cao răng là cần thiết bởi cao răng là nền tảng của các bệnh lý. Có nên đi lấy cao răng thường xuyên không? Định kỳ 3 - 6 tháng nên đi lấy 1 lần để răng miệng của mình chắc khỏe nhất.
Thời điểm bà bầu hàn răng được lý tưởng nhất sẽ là 3 tháng giữa của thai kỳ, việc hàn răng là cần thiết để tránh việc sâu răng phát triển quá lớn vào tủy và ngăn ngừa được vi khuẩn sâu răng tấn công.
Nha khoa Yota chuyên răng trẻ em, nha khoa sẽ không còn là nỗi đáng sợ đối với bé cũng như bố mẹ. Nỗi băn khoăn bây giờ của phụ huynh chỉ là hàn răng sâu cho bé giá bao nhiều.
Nhổ răng khôn khi đang đau nhức là điều cần thiết, những phiền toái do răng khôn gây ra như lung lay răng số 7 và đặc biệt là viêm hôi miệng khiến bản thân mình tự ti.
Nhổ răng khôn cần giữ chế độ ăn uống theo chỉ định của bác sĩ để quá trình hồi phục lành thương diễn ra nhanh hơn. Cần kiêng ăn những đồ ăn quá dai và cứng, đồ ăn cay nóng và chất kích thích.
Lấy cao răng giúp loại bỏ những mảng bám cứng đầu có trên bề mặt thân răng. Ngăn ngừa những tình trạng như viêm nướu, viêm nha chu, tụt lợi và lung lay rang. Lấy cao răng sẽ không đau nếu đi lấy cao răng thường xuyên.
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng nhất hiện nay, nhưng có những trường hợp không nên bọc răng sứ như là răng nhạy cảm, răng lung lay hoặc răng bị hô vẩu nặng.
Niềng răng là xu hướng thẩm mỹ được ưu tiên hiện nay, cái răng cái tóc là góc con người vậy nên nụ cười đẹp trước và sau khi niềng răng là kết quả của sự nỗ lực của bác sĩ và bệnh nhân suốt hành trình.