Tầm quan trọng của răng sữa rất quan trọng khi nó giữ cho cho răng vĩnh viễn, thẩm mỹ hơn, ăn nhai ngon hơn, bảo tồn chức năng của răng vậy nên chụp thép răng sữa để bảo vệ chiếc răng sữa hoặc răng vĩnh viễn.
Chụp thép răng sữa để làm gì và những lưu ý khi chụp thép
Chụp thép răng sữa để tái tạo răng sữa bị vỡ quá lớn, giúp cho răng tồn tại lâu trên cung hàm để bảo vệ chức năng như của một chiếc răng sữa, giúp bé ăn nhai tốt hơn, phát âm chuẩn hơn và giữ chỗ cho mầm răng vĩnh viễn.
1. Chụp thép răng sữa là gì?
Chụp thép có sẵn (SSC: Stainless-Steel Crowns) được sử dụng trong răng hàm mặt phục hồi răng trẻ em lần đầu tiên trong năm 1950 bởi Humphrey. Nhìn chung, SSC dùng để tái tạo những chiếc răng sữa bị sâu vỡ quá lớn. Chụp thép răng sữa giúp trẻ ngăn ngừa các bệnh của miệng như sâu răng cũng như các vùng lân cận.
2. Chỉ định và chống chỉ định chụp thép răng sữa
2.1 Chỉ định chụp thép
- Tái tạo răng sữa và răng vĩnh viễn trẻ bị sâu răng quá lớn, sâu nhiều mặt - Răng sữa và răng vĩnh viễn trẻ bị thiểu sản men - Tái tạo răng sữa sau khi đã điều trị tủy buồng hoặc tủy chân - Phục hồi những răng có sự bất thường về di truyền như sinh men bất toàn - Tái tạo ở những trẻ tật nguyền hoặc ở trẻ vệ sinh răng miệng kém, việc sử dụng một vật liệu để hàn răng khác có thể thất bại - Làm trụ cho một bộ phận giữ khoảng hoặc một khí cụ chỉnh hình - Điều trị tạm thời một răng bị gãy
2.2 Chống chỉ định chụp thép có sẵn
- Các bé không hợp tác - Chân răng sữa tiêu quá 1/2 chiều dài chân răng Giúp trẻ em không sợ điều trị nha khoa bằng sự giáo dục, kinh nghiệm và những nỗ lực của các y bác sĩ, khi các bé không hợp tác thì các bác sĩ và phụ huynh cũng không nên ép buộc quá khiến bé có thể tổn thương về tinh thần.
3. Chụp thép răng sữa để làm gì
Chụp thép răng sữa là lựa chọn tốt nhất để bảo toàn cấu trúc răng tự nhiên của các con. So với những vật liệu thông thường khác, chụp thép có sẵn có nhiều ưu điểm để phục hồi răng hàm sữa như: rất bền, bảo vệ và nâng đỡ được múi còn lại của răng, phục hồi lại được hình dáng của thân răng được dễ dàng, diện tiếp xúc với các răng bên tốt tránh được hiện tượng dắt thức ăn rất phiền thoải cho trẻ, hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được thời gian cho bệnh nhân và các bác sĩ, kỹ thuật đơn giản. Giúp răng của bé hồi phục được chức năng ăn nhai, phù hợp khoang miệng và giúp bé thoải mái hơn, vậy nên chúng ta nên chú ý tới vấn đề lựa chọn vật liệu, hơn nữa để sử dụng đúng và phù hợp giúp cho việc bảo vệ răng sữa cũng như là các răng vĩnh viễn được tốt hơn.
4. Kỹ thuật gắn chụp thép răng sữa
1. Chọn chụp 2. Mài mặt bên 3. Đo và chọn kích cỡ chụp 4. Cắt chụp 5. Tạo hình chụp 6. Tạo sự sát khít ở 1mm cuối 7. Đánh bóng 8. Gắn chụp 9. Kiểm tra mặt bên 10. Kiểm tra khớp cắn
Đặc biệt trong lúc cement đông cứng, cần dùng tay để giữ chụp để tránh các di lệch bất thường do trẻ em rất khó có thể giữ hàm dưới ở một tư thế ổn định. Khi về nhà các phụ huynh nhớ dặn con: chải răng vùng lợi quanh chụp, không được ăn các loại kẹo cứng và dẻo dễ bong chụp, nếu có bất thường như chụp răng bị lỏng thì ra gặp ngay bác sĩ và cuối cùng là yên tâm khi răng chụp thép sẽ thay cùng răng sữa.
5. Đôi nét về răng trẻ em
Trẻ em không thể coi là một người lớn thu nhỏ. Trẻ em khác biệt với người lớn, khác biệt về giải phẫu và sinh lý, về dược động học, về tâm lý ... Thuyết phục và kiểm soát bệnh nhân trẻ em đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng và cố gắng, nhất là kỹ năng giao tiếp. Đây quả là một thử thách lớn. Điều trị cho trẻ em, bác sĩ không chỉ tập trung vào một mình trẻ mà cần phải có liên hệ với bố mẹ của trẻ, mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân là một người với nhiều người. Vậy nên mục tiêu thực hành răng trẻ em là đem lại lợi ích tốt nhất cho các chức năng ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ, giữ chỗ, kích thước dọc của khớp cắn, tránh các tâm lý và các thói quen xấu. Vừa rồi thì các y bác sĩ Yota đã chia sẻ chụp thép răng sữa để làm gì và đôi nét về răng trẻ em, các phụ huynh nên chú chăm sóc răng miệng của con nhiều hơn để con có hàm răng chắc khỏe hơn, nụ cười xinh hơn.
Bọc răng sứ không đau bởi khi thu nhỏ răng sẽ được các bác sĩ tiêm thuốc tê giảm đau để quá trình làm răng sứ diễn ra êm ái. Quá trình bọc răng sứ chỉ diễn ra trong 2 lần hẹn.
Hiện nay vấn đề sâu răng đang gia tăng rất nhiều ở các nước phát triển. Ở Việt Nam thì tỉ lệ mắc các vấn đề răng miệng lên đến 99% và đặc biệt ở trẻ em thì tỉ lệ sâu răng là 80%. Ngoài việc đến nha khoa để các bác sĩ thì việc chăm sóc sức khỏe phòng ngừa sâu răng tại nhà là cực kỳ quan trọng. Hôm nay bác sĩ YOTA sẽ hướng dẫn cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả tại nhà giúp tiết kiệm chi phí và thời gian.
Mặc dù không gây hại cho sức khỏe nhưng cười hở lợi có thể gây ra mất sự tự tin dành cho khách hàng. Nguyên nhân gây cười hở lợi có thể do răng, do xương và do môi.
Thói quen mút ngón tay kéo dài khiến hàm dưới của bé sẽ bị lệch lạc và về răng lẫn về phát âm, giảm cả về vấn đề nhận thức, vậy nên phụ huynh không nên để trẻ mút tay tự ngủ.
Hàn răng là điều cần thiết để phục hồi lại chức năng của chiếc răng sâu, sau khi hàn răng xong bệnh nhân cần kiêng ăn 2 tiếng và cần kiêng những đồ ăn quá cứng và vệ sinh tốt để miếng hàn răng của mình có độ hiệu quả cao nhất.
Bạn muốn sở hữu một nụ cười rạng rỡ với hàm răng trắng sáng nhưng ngại đến nha sĩ? Đừng lo lắng, có rất nhiều cách làm trắng răng hiệu quả ngay tại nhà mà bạn có thể áp dụng. Từ những nguyên liệu tự nhiên quen thuộc như baking soda, chanh, đến các phương pháp hiện đại hơn như sử dụng than hoạt tính hay miếng dán trắng răng, tất cả đều có thể mang lại kết quả đáng ngạc nhiên nếu bạn kiên trì thực hiện đúng cách. Hãy cùng khám phá những bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả này để tự tin tỏa sáng với nụ cười trắng khỏe nhé!
Nhổ răng khôn sẽ chảy máu trong vòng ít giờ và hoàn toàn hồi phục sau 1 tuần. Hiện nay nhổ răng khôn với công nghệ máy Piezotome không sang chấn, nhanh lành thương, hạn chế thời gian nhổ răng cho khách hàng thì việc nhổ răng khôn sẽ không còn là nỗi đáng sợ đối với khách hàng.
Niềng răng là xu hướng thẩm mỹ được ưu tiên hiện nay, cái răng cái tóc là góc con người vậy nên nụ cười đẹp trước và sau khi niềng răng là kết quả của sự nỗ lực của bác sĩ và bệnh nhân suốt hành trình.
Nhổ răng khôn bao lâu thì ăn được là câu hỏi được nhiều quan tâm nhất sau khi nhổ răng. Nhổ răng khôn thông thường sẽ ăn uống nhẹ nhàng được bình thường sau 2-3 ngày. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, phương pháp nhổ răng, tay nghề bác sĩ và vị trí nhổ răng mà khả năng hồi phục sẽ khác nhau. Hãy cùng bác sĩ tìm hiểu!
Nhổ răng khôn là một thủ thuật nha khoa phổ biến, nhưng nhiều người vẫn lo lắng về những nguy hiểm tiềm ẩn. Thực tế, nhổ răng khôn không nguy hiểm nếu được thực hiện đúng cách bởi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm. Tuy nhiên, như bất kỳ thủ thuật nào, nhổ răng khôn cũng có thể gây ra một số biến chứng nhất định. Hãy cùng bác sĩ YOTA tìm hiểu!
Có nhiều khách hàng thắc mắc về vấn đề răng khôn là gì? Có mấy chân và tại sao cần nhổ răng khôn sớm? Hôm nay hãy cùng Đại Tá BS Nguyễn Quý Tuệ giải đáp thắc mắc về vấn đề răng khôn.
Chăm sóc răng miệng cho trẻ tại nhà là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe tổng thể của trẻ. Việc này không chỉ giúp trẻ có một hàm răng chắc khỏe, nụ cười rạng rỡ mà còn phòng ngừa các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Bằng cách xây dựng những thói quen tốt từ sớm, cha mẹ có thể giúp con cái hình thành nền tảng vững chắc cho sức khỏe răng miệng suốt đời.
Hàm giữ khoảng giúp bé giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên, giải quyết các tình trạng mất răng, khiếm khuyết về răng cũng như sâu răng. Giúp các răng bên cạnh không chen chúc và xâm lấn sang.
Cắt lợi (hay còn gọi là cắt nướu răng) là một tiểu phẫu nha khoa nhằm loại bỏ phần mô lợi thừa hoặc bị viêm nhiễm. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách bóc tách mô lợi khỏi răng, lật vạt lợi và cắt bỏ phần lợi không cần thiết. Trong quá trình cắt lợi, bạn sẽ không cảm thấy đau.
Đối với nhiều người thì tình trạng răng khểnh sẽ mang lại nét duyên khi cười, làm cho nụ cười có điểm nhấn nhưng nếu răng khấp khểnh trên diện rộng sẽ dẫn đến tình trạng mất thẩm mỹ. Niềng răng khấp khểnh là giải pháp hiệu quả để trả lại hàm răng đều đẹp cho khách hàng. Vậy răng khấp khểnh có nên niềng hay không?
Các loại niềng răng như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng không mắc cài là những phương pháp niềng phổ biến hiện nay. Việc lựa chọn đúng phương pháp sẽ giúp bạn đạt được kết quả như mong muốn. Bài viết này sẽ giúp bạn phân loại chi tiết các loại niềng răng dựa theo phương pháp, tình trạng răng, vị trí hàm và độ tuổi.