Niềng răng hô là gì? Niềng bao lâu? Chi phí bao nhiêu
14:12 | 27/06/2024
Niềng răng hô là quá trình di chuyển những chiếc răng hàm trên bị chìa ra bên ngoài do do răng hoặc do xương gây ra về đúng vị trí khớp cắn chuẩn. Vậy niềng răng hô bao lâu thì xong, chi phí niềng răng hô thế nào? Hãy cùng các bác sĩ của Nha Khoa Yota tìm hiểu vấn đề này!
Niềng răng hô hiểu đơn giản là dùng khí cụ để di chuyển những chiếc răng đang bị chìa ra bên ngoài về đúng khớp cắn chuẩn, giúp khắc phục tình trạng răng hô do hàm hoặc hô do xương. Từ đó trả lại khuôn mặt hài hòa hơn cho khách hàng. Niềng răng đang là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng nhất hiện nay.
1.1 Nhận biết hô hàm và hô răng
Hô do răng: Tình trạng hô do răng là do tình trạng các răng hàm trên mọc không đúng chuẩn khớp cắn, có thể lệch lạc chồng chéo lên nhau và có xu hướng chìa ra phía ngoài gây mất thẩm mỹ. Nguyên nhân chủ yếu là do di truyền hoặc do thói quen xấu hồi nhỏ như bú bình hoặc thở miệng ở trẻ em. Hô do hàm: Tình trạng răng hô do hàm là phần xương hàm trên phát triển quá mức, dấu hiện nhận biết hô do hàm thường sẽ dẫn đến tình trạng cười hở lợi và nhiều trường hợp không thể khép lại được môi khi răng đang ở trạng thái nghỉ. Trường hợp hô do hàm là trường hợp niềng răng khó nên cần khách hàng chọn nha khoa uy tín cũng như phương pháp niềng răng hô phù hợp để mang lại kết quả niềng răng tốt nhất cho mình.
1.2 Nguyên nhân gây ra tình trạng răng hô
Ngoài những vấn đề răng hô do di truyền thì còn có thể kể đến: - Tình trạng mất răng sớm ở trẻ, khi răng sữa chưa đến tuổi thay mà mất sớm do sâu răng hoặc chấn thương thì các phụ huynh cần làm cho bé một chiếc hàm giữ khoảng để cải thiện chức năng ăn nhai cũng như giữ chỗ sau này cho răng mọc lên. Răng thường có xu hướng di gần nên khi răng mất các răng bên cạnh sẽ xâm lấn sang chiếm mất chỗ mọc của răng vĩnh viễn sau này dẫn đến tình trạng chen chúc khi răng vĩnh viễn mọc lên.
- Các thói quen hồi bé như mút tay, ngậm ti giả, thở bằng miệng hoặc bú bình... cũng khiến cho răng bị hô và chìa quá mức. Khi các bé có thói quen mút tay thì phụ huynh cần khắc phục cho con sớm. Theo đánh giá thì những bé mút tay hoặc thở miệng sẽ kém phát triển hơn 25% so với những trẻ bình thường vậy nên phụ huynh cần đặc biệt chú ý.
2. Răng hô có niềng được không?
Các tình trạng răng miệng thường không tự khỏi vậy nên niềng răng hô sẽ là giải pháp hiệu quả nhất mà khách hàng có thể lựa chọn để khắc phục tình trạng răng hô của mình. Với những trường hợp hô do răng thì niềng răng hô sẽ mang lại hiểu quả tối ưu nhất, chỉ cần trung bình 24 tháng đeo khí cụ nắn chỉnh răng đã có thể mang lại kết quả rõ rệt cho khách hàng. Với những trường hợp răng hô do xương hàm và răng thì niềng răng sẽ không mang lại kết quả tốt nhất. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật xương hàm rồi sau đó niềng răng để xử lý triệt để tình trạng răng hô xương.
3. Quy trình niềng răng hô
5 bước thăm niềng răng tại Nha Khoa Yota bạn có thể tìm hiểu
3.1 Thăm khám tổng quát và chụp phim
Trước khi niềng răng các bạn sẽ được thăm khám tổng quát cũng như được chỉ định đi chụp phim toàn hàm, từ đó các bác sĩ sẽ tư vấn cho mình chính xác nhất dựa trên kết quả. Tùy vào nhu cầu của khách hàng mà lựa chọn những gói niềng răng, nếu khách hàng có kinh tế có thể lựa chọn gói niềng răng vô hình Invisalign, gần như vô hình khi giao tiếp với đối phương.
3.2 Lên phác đồ điều trị
Khi khách hàng chốt được phương pháp niềng răng hô thì bác sĩ sẽ dựa vào dữ liệu phim mà lên phác đồ điều trị. Mục đích của lên phác đồ điều trị là sẽ rút ngắn được thời gian niềng răng, xem được kết quả qua từng giai đoạn niềng răng cho khách hàng có cái nhìn rõ nhất về quá trình răng di chuyển.
3.3 Lấy dấu hàm và sản xuất khí cụ niềng răng
Trước khi tiến hành niềng răng các bạn sẽ được chữa những vấn đề răng miệng của mình như cao răng, sâu răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi lấy dấu và tiến hành lấy khí cụ niềng răng tương ứng với phương pháp khách hàng đã chọn.
3.4 Gắn khí cụ niềng răng
Sau khi lấy dấu xong thì các bạn sẽ được gắn khí cụ niềng răng, thời gian đầu khi mới niềng răng có thể khách hàng sẽ cảm thấy đau, ê buốt do chưa quen có khí cụ trong răng, lúc này cần tuân thủ những lời dặn của bác sĩ để mình sớm làm quen với quá trình chỉnh nha.
3.5 Tái khám định kỳ
Sau khi niềng răng thì mỗi đoạn thời gian bác sĩ sẽ đặt lịch hẹn để ra tiến hành quá trình di chuyển răng, lúc này cần khách hàng đặc biệt chú ý đi đủ những buổi hẹn để quá trình niềng răng diễn ra nhanh nhất.
4. Niềng răng hô mất bao lâu
Thời gian niềng răng hô trung bình sẽ là 24 tháng có thể sớm hơn và muộn hơn. Để quá trình niềng răng diễn ra nhanh nhất khách hàng cần:
4.1 Chọn nha khoa uy tín
Khi tiến hành chọn nha khoa để thực hiện niềng răng các bạn cần chọn những nha khoa được Sở Y Tế cấp phép cho bác sĩ thăm khám và điều trị, ở đó sẽ có những bác sĩ được đào tạo từ những trường đại học danh giá như Đại Học Y hay Học Viện Quân Y. Những phòng khám uy tín sẽ có đủ những công nghệ để quá trình niềng răng diễn ra nhanh nhất.
4.2 Bác sĩ niềng răng hô
Vấn đề thời gian niềng răng hô ảnh hưởng nhiều bởi bác sĩ thực hiện niềng răng cho mình. Những bác sĩ tay nghề lâu năm đã thực hiện trên 1000 ca nắn chỉnh răng sẽ có những phương án xử lý trong thời gian nắn chỉnh răng hợp lý nhất từ đó rút ngắn thời gian niềng răng của khách hàng.
4.3 Phương pháp niềng răng
Các phương pháp niềng răng cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình niềng răng hô, niềng răng vô hình Invisalign có ưu điểm vô hình khi giao tiếp, dễ dàng vệ sinh nhưng kết quả lại lâu hơn so với niềng răng mắc cài. Trong những trường hợp niềng răng ca khó thì khách hàng có thể lựa chọn phương pháp niềng răng hô mắc cài sứ, mắc cài sứ cũng có màu tương đồng với răng nên cũng mang lại tính thẩm mỹ rất cao.
5. Chi phí niềng răng hô nhẹ bao nhiêu tiền
Chi phí niềng răng hô nhẹ sẽ dao động từ 10.000.000 cho đến 45.000.000 đối với dòng niềng răng mắc cài. Những trường hợp hợp răng hô nặng đòi hỏi nhiều công sức và thời gian hơn chi phí sẽ dao động từ 20.000.000. Niềng răng là quá trình dài nên cần đòi hỏi bác sĩ sẽ theo mình chăm sóc bảo vệ răng miệng của mình nên chi phí đó sẽ là hợp lý đối với một trường hợp niềng răng.
6. Niềng răng hô có đau không?
Ban đầu khi niềng răng thì khách hàng sẽ chưa quen với việc có khí cụ chỉnh nha trong miệng nên sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu. Một thời gian sinh hoạt thì sẽ lấy lại được cảm giác của mình và làm quen dần với khí cụ niềng răng. Mỗi lần tiến hành di chuyển răng cũng sẽ gây cảm giác khó chịu nhưng bác sĩ sẽ di chuyển răng từ từ phù hợp với mức độ chịu đau của mỗi người.
Khi niềng răng mà có cảm giác ê buốt các bạn cần: sử dụng túi chườm đá hoặc thực phẩm lạnh, súc miệng bằng dung dịch nước muối, ăn các loại thức ăn mềm... để tránh tình trạng ê buốt khi niềng răng. Nếu có vấn đề gì hãy liên hệ ngay bác sĩ chỉnh nha để được tư vấn trực tiếp.
7. Các câu hỏi về niềng răng hô
Tại sao gắn mắc cài lại đau Trong giai đoạn đầu khi bắt đầu gắn niềng răng, các bô phận như má, môi, nướu sẽ chưa kịp thích ứng với khoang miệng nên sẽ cảm giác ê buốt khó chịu, trong quá trình ăn cũng gây ra tình trạng khó khăn. Khi dây cung tác dụng một lực lên răng thì cũng khiến bạn đau âm ỉ. Niềng răng bao lâu thì hết đau Thông thường sẽ mất khoảng 7 - 10 ngày sẽ hết cảm giác đau, ê buốt. Mỗi tháng các bác sĩ sẽ tiến hành di chuyển răng, cơn đau sẽ tiếp tục tái diễn và thời gian hồi phục vẫn như trên. Tại sao niềng răng cần nhổ răng Nhổ răng trước khi niềng là điều cần thiết để tạo khoảng trống trong khoang hàm giúp bác sĩ dễ dàng kéo răng vào đúng vị trí mong muốn.
Lấy cao răng giúp loại bỏ những mảng bám cứng đầu có trên bề mặt thân răng. Ngăn ngừa những tình trạng như viêm nướu, viêm nha chu, tụt lợi và lung lay rang. Lấy cao răng sẽ không đau nếu đi lấy cao răng thường xuyên.
Chụp thép răng sữa cho bé là điều các bố mẹ cần đặc biệt tìm hiểu bởi răng sữa đóng góp cực kỳ quan trọng trong giai đoạn phát triển của các con. Nếu không có răng ăn nhai con sẽ chậm kém phát triển hơn.
Hàn răng sâu không đau là đòi hỏi kỹ thuật hàn răng và tình trạng sâu răng của khách hàng. Hãy đi hàn răng sâu sớm tránh tình trạng đau mới đi chữa lúc đó đã nguy hại cho răng miệng rồi.
Địa chỉ hàn răng uy tín được dẫn dắt bởi Đại Tá BS CK1 Nguyễn Quý Tuệ, hàn răng không đau, cải thiện chức năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ, ngăn ngừa sâu răng.
Cười hở lợi là khuyết điểm không ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng nhưng làm mất đi tính thẩm mỹ. Nụ cười hở lợi khiến bạn cảm thấy tự ti khi nói chuyện và giao tiếp. Chính vì thế phẫu thuật cắt nướu là phương pháp giúp cải thiện tình trạng hở lợi hiệu quả. Vậy cắt lợi có nguy hiểm không?
Chi phí niềng răng khấp khểnh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của những ai đang có ý định cải thiện nụ cười của mình. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến giá niềng răng, các phương pháp niềng răng phổ biến và bảng giá tham khảo, giúp bạn có cái nhìn tổng quan và đưa ra quyết định phù hợp với ngân sách của mình.
Cao răng (vôi răng) là những mảng bám cứng đầu, tích tụ lâu ngày trên bề mặt răng và dưới đường viền nướu. Chúng được hình thành từ các mảng bám mềm, thức ăn thừa, vi khuẩn và khoáng chất trong nước bọt. Theo thời gian, những mảng bám này bị vôi hóa, trở nên cứng chắc và khó loại bỏ bằng cách chải răng thông thường. Hãy cùng bác sĩ tìm hiểu về vấn đề lợi ích của việc lấy cao răng.
Cải thiện răng móm bằng phương pháp niềng răng từ lâu đã được kiểm chứng về hiệu quả qua nhiều màn lột xác ngoạn mục. Để đạt được kết quả tối ưu, việc hiểu rõ các giai đoạn niềng răng móm là điều vô cùng quan trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về các giai đoạn niềng răng móm cũng như một số vấn đề liên quan nhé!
Niềng răng móm cực kỳ hiệu quả khi cải thiện được chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ, khả năng phát âm và sẽ không mắc các bệnh lý về răng miệng. Niềng răng móm sẽ giúp di chuyển răng vào đúng vị trí trên khớp cắn từ đó trả lại khuôn mặt hài hòa nhất cho khách hàng.
Thực tế, không phải trường hợp niềng răng móm nào cũng cần nhổ răng. Quyết định này sẽ dựa trên sự đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ chỉnh nha về mức độ móm, không gian trên cung hàm, tuổi tác và các yếu tố răng miệng khác. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các yếu tố quyết định việc nhổ răng trong niềng răng móm và những lựa chọn điều trị tối ưu nhất.
Các loại niềng răng như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng không mắc cài là những phương pháp niềng phổ biến hiện nay. Việc lựa chọn đúng phương pháp sẽ giúp bạn đạt được kết quả như mong muốn. Bài viết này sẽ giúp bạn phân loại chi tiết các loại niềng răng dựa theo phương pháp, tình trạng răng, vị trí hàm và độ tuổi.
Trám bít hố rãnh là điều phụ huỵnh cần thiết bởi phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Mặt nhai tức các hố rãnh là điểm nhạy cảm với sâu răng và đặc biệt các bệnh răng miệng sẽ không bao giờ tự khỏi.
Hiện nay tỉ lệ mắc sâu răng đang gia tăng rất là cao cùng với đó cuộc sống con người cũng hiện đại vậy nên việc ý thức tìm hiểu về răng miệng cũng được mọi người quan tâm. Vậy hàn răng sâu là gì và khi nào nên hàn răng? Hãy cùng bác sĩ của Nha Khoa Yota tìm hiểu vấn đề này!
Lấy cao răng sẽ không ảnh hưởng gì và không gây đau, cao răng là nền tảng của các loại bệnh vậy nên khách hàng cần đi lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng theo chỉ định của bác sĩ.
Thời gian niềng răng hô là một vấn đề được nhiều người quan tâm bởi kết quả sau thời gian dài niềng răng rất là mong đợi. Vậy chính xác thời gian niềng răng hô mất bao lâu thì đều đẹp và kết thúc điều trị. Hãy cùng Nha Khoa Yota tìm hiểu các thông tin giải đáp dưới đây.
Niềng răng hiện nay là xu hướng thẩm mỹ phổ biến nhằm khắc phục những khuyết điểm về răng như khấp khểnh, hô hoặc khớp cắn sâu. Hiện nay có rất nhiều loại niềng răng vậy nên hãy cùng Nha Khoa Yota tìm hiểu cho phí cũng như nên niềng răng loại nào nhé!