Không phải ai cũng nên thực hiện thủ thuật cắt lợi. Bác sĩ có thể đề xuất cắt nướu răng cho những trường hợp:
- Bệnh về nướu răng như viêm nướu, viêm nha chu.
- Túi nha chu (khe hở xung quanh răng) tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Chấn thương, nhiễm trùng nướu.
- Người có cầu cắt nướu vì lý do thẩm mỹ như cười hở lợi.
- Nướu sưng tấy khi niềng răng hoặc đeo khí cụ chỉnh nha.
- Sai lệch vị trí răng dẫn đến mô nướu dư thừa.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc gây phì đại nướu, như aplodipine điều trị cao huyết áp hay cyclosporine dùng để ức chế miễn dịch.
Cụ thể là:
Khi tình trạng viêm nướu trở nên nghiêm trọng, gây sưng tấy, chảy máu và không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường như cạo vôi răng và dùng thuốc. Phẫu thuật cắt lợi giúp loại bỏ phần nướu bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm sạch sâu và phục hồi sức khỏe nướu.
Trong giai đoạn tiến triển của viêm nha chu, các túi nha chu sâu hình thành, chứa đầy vi khuẩn và mô bị tổn thương. Cắt lợi có thể được thực hiện để loại bỏ hoặc làm giảm độ sâu của các túi này, giúp kiểm soát nhiễm trùng và ngăn ngừa tiêu xương.
Tình trạng nướu phát triển quá mức do viêm nhiễm kéo dài, tác dụng phụ của một số loại thuốc (như thuốc điều trị động kinh, thuốc ức chế miễn dịch) hoặc các nguyên nhân khác. Phẫu thuật cắt bỏ phần nướu phì đại giúp cải thiện thẩm mỹ và tạo điều kiện vệ sinh răng miệng tốt hơn.
Khi phần nướu che phủ quá nhiều thân răng, khiến răng trông ngắn hơn bình thường và lộ nhiều nướu khi cười, phẫu thuật cắt lợi có thể loại bỏ phần nướu thừa, làm dài thân răng và cải thiện thẩm mỹ nụ cười.
Hiện nay có rất nhiều người gặp phải tình trạng thừa nướu trùm răng, điều này làm cho quá trình ăn uống và sinh hoạt hằng ngày diễn ra khó khăn hơn. Hiện tượng này khá phổ biến ở những người mọc răng khôn. Khi răng khôn mọc không hoàn toàn, một phần nướu có thể trùm lên bề mặt răng, gây khó khăn trong việc vệ sinh, dễ gây viêm nhiễm và đau nhức. Cắt bỏ phần lợi trùm giúp răng khôn mọc thẳng và giảm nguy cơ biến chứng.