Cắt lợi ( cắt nướu ) là một phương pháp được áp dụng phổ biến trong nha khoa, giúp giải quyết nhanh chóng các bệnh lý về răng nướu giúp cải thiện tình trạng hở lợi và mang đến cho khách hàng nụ cười mới rạng rỡ hơn.
1. Thủ thuật cắt lợi là gì
Thủ thuật cắt lợi (hay cắt nướu răng) là được tiến hành bằng cách bóc tách, giải phẫu phần liên kết hàm với mô lợi. Sau đó lật vạt lợi lên và cắt bỏ bớt một phần mô lợi thừa trên thân răng. Việc cắt lợi sẽ giúp thân răng lộ ra dài hơn, nhờ đó nụ cười hở lợi sẽ được thay thế bằng nụ cười duyên dáng hơn và thẩm mỹ hơn.
Cắt lợi được xem là tiểu phẫu đơn giản, nhưng yêu cầu độ tỉ mỉ cao. Thủ thuật cắt lợi có thời gian thực hiện nhanh, ít đau, không cần khâu vết thương, nên thường được xem như một phương pháp điều trị ngoại trú. Quá trình cắt mô lợi dư thừa thường mất từ 30-60 phút, có thể chênh lệch tùy vào số lượng răng cần cắt. Đối với phẫu thuật cắt nướu làm dài thân răng nhằm mục đích thẩm mỹ có thể kéo dài từ 120-180 phút.

2. Khi nào nên cắt lợi
Không phải trường hợp nào cũng nên thực hiện thủ thuật cắt lợi. Các bác sĩ đề xuất cắt lợi cho các trường hợp sau:
2.1 Cười hở lợi
Tình trạng hở lợi kém duyên khi cười, nói thường xuất hiện ở những người có phần nướu phát triển quá mức và bao phủ thân răng nhiều hơn bình thường, làm thân răng trông ngắn rất mất thẩm mỹ.
Trong trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt lợi để loại bỏ phần nướu dư, giúp kéo dài thân răng, từ đó mang đến cho khách hàng nụ cười tự tin, rạng rỡ và thẩm mỹ hơn.
2.2 Viêm nướu
Viêm nướu là tình trạng phần nướu do một tác động nào đó dẫn đến vi khuẩn xâm nhập và gây nên viêm nhiễm nghiêm trọng. Lúc này, phẫu thuật cắt nướu được chỉ định để loại bỏ phần nướu bị viêm, giảm cảm giác đau nhức, vướng víu ở nướu đồng thời hạn chế viêm nhiễm lây lan.
2.3 Hậu chỉnh nha
Lợi được cố định và bám chắc vào răng. Tuy nhiên, trong quá trình chỉnh nha, việc các răng dịch chuyển sẽ làm mất đi cấu trúc lâu dài đó và làm xuất hiện khoảng hở giữa răng và lợi. Điều này gián tiếp gây hở lợi khi cười nói và để khắc phục cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.
2.4 Lợi thừa, lợi trùm
Lợi dài bẩm sinh sẽ gây ra hiện tượng thừa lợi và mọc trùm lên răng. Đặc biệt là khi răng khôn, nếu xuất hiện phần lợi trùm răng sẽ không thể mọc lên và gây đau đớn. Lợi trùm răng khôn thường sẽ dắt thức ăn gây sâu răng, hôi miệng và có mủ.
Lúc này, bắt buộc phải cắt lợi trùm răng khôn để răng phát triển bình thường, hạn chế nguy cơ răng bị xô lệch, yếu đi đồng thời giảm thiểu tình trạng chảy máu và nhiễm trùng một cách tối đa.
2.5 Lợi phì đại do u
Mô nướu phát triển bất bình thường có thể tạo ra một khối u phì đại. Khi đó, phần lợi ở cả 2 hàm sẽ bị sưng tấy và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Để điều trị dứt điểm tình trạng này chỉ có cách là phẫu thuật cắt lợi.

3. Cắt lợi có ảnh hưởng gì không
Việc cắt lợi là một tiểu phẫu đơn giản trong nha khoa, chỉ cắt phần lợi thừa không ảnh hưởng đến cấu trúc răng nên sẽ không có ảnh hưởng gì và không gây nguy hiểm gì sức khỏe. Nhưng sẽ có những điều chủ quan và khách quan ảnh hưởng dẫn đến một số biến chứng như:
- Ngộ độc thuốc gây tê: bất kỳ thủ thuật nha khoa nào trong đó bao gồm cả cắt lợi bệnh nhân cũng có thể gặp phải nguy cơ bị dị ứng hoặc sốc do thuốc gây tê. Trước khi tiến hành thủ thuật bác sĩ nên khai thác thông tin đúng đủ của bác sĩ và khách hàng cũng nên kê khai đúng tình trạng sức khỏe của mình để bảo đảm an toàn cho mình nhất.
- Vết mổ không đều, cắt nhầm lợi sừng hóa: có thể bạn chưa biết thì phần lợi sừng hóa là bộ phận nằm phía trên và dưới viền nướu, được nhận diện bởi đường gân màu cam hoặc màu đỏ nhạt, nó bám chặt vào chân răng. Vai trò của lợi sừng hóa là hỗ trợ lưu thông máu, điều tiết dinh dưỡng và bảo vệ các mô lợi xung quanh nó. Nếu bác sĩ thiếu đi phần lợi sừng hóa do cắt nhầm khi phẫu thuật sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh, điển hình là dễ khiến cho mảng bám tích tụ vào chân răng, tụt lợi, tiêu mào xương ổ,...
- Chảy máu lợi: đây là hiện tượng không hiếm gặp sau phẫu thuật. Nhưng nếu chảy máu lợi kéo dài và không có dấu hiệu ngừng lại thì người bệnh nên liên hệ trực tiếp đến các bác sĩ để được giúp đỡ. Có một lời khuyên là mình nên làm những thủ thuật tiểu phẫu mà gây mất máu trước 16h chiều.
- Nhiễm trùng: sau khi cắt lợi xong phần nướu thường rất nhạy cảm nên người bệnh cần chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nếu khách hàng vệ sinh sai cách hoặc không cẩn thận sẽ khiến vi khuẩn dễ bị tích tụ và tấn công dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Nếu không có biện pháp khắc phục sẽ khiến bệnh nhân dễ bị viêm nha chu, răng yếu, thậm chí là gãy răng.

Khi bác sĩ tiến hành không đúng kỹ thuật, khách hàng không tuân thủ những lời dặn của bác sĩ, không kê khai đúng đủ thông tin… sẽ dẫn đến những biến chứng trên. Vậy nên ngoài chọn những cơ sở nha khoa uy tín thì mình cũng cần tuân thủ lời dặn để bảo vệ cho chính bản thân mình.
3.1 Chăm sóc sau khi cắt lợi
Quá trình hồi phục sẽ diễn ra cực kỳ nhanh chóng. Thời gian hồi phục tùy vào cơ địa và thể trạng của mỗi người. Vậy nên sau khi quá trình cắt lợi diễn ra xong khách hàng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Những món nên ăn: ưu tiên các món dễ nhai, dễ nuốt như cháo, ngũ cốc, sữa chua… Ngoài ra hãy ưu tiên rau củ, trái cây trong bữa ăn vì những thực phẩm này chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Giúp tang cường hệ miễn dịch giúp quá trình lành thương nhanh hơn.
- Những món cần kiêng: Không ăn những đồ quá nóng hay quá lạnh khiến vết thương bị kích ứng, tan những máu đông khó lành thương. - Không ăn những đồ cứng, sắc nhọn làm thức ăn đâm vào vết thương.
- Dùng thuốc và tuân thủ chỉ định, lời dặn của bác sĩ.
- Nếu xuất hiện những tình trạng như chảy máu hay đau hãy liên hệ ngay bác sĩ để được các bác sĩ xử lý kịp thời.
3.2 Cắt lợi có đau không
Có, cắt lợi có thể gây đau, nhưng mức độ đau thường không đáng kể. Đây là một tiểu phẫu nhỏ, không xâm lấn sâu vào cấu trúc răng.
Trong quá trình phẫu thuật:
- Bác sĩ sẽ gây tê vùng lợi cần cắt, do đó bạn sẽ không cảm thấy đau trong suốt quá trình thực hiện.
Sau phẫu thuật:
- Khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy hơi ê buốt hoặc đau nhẹ ở vùng lợi đã cắt.
- Bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc giảm đau để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong vài ngày đầu sau phẫu thuật.
- Mức độ đau và thời gian đau có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và phạm vi cắt lợi.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ đau sau cắt lợi:
- Phương pháp cắt lợi: Cắt lợi bằng laser thường ít đau hơn so với phương pháp cắt lợi truyền thống bằng dao.
- Tay nghề của bác sĩ: Bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao sẽ thực hiện thao tác nhẹ nhàng và chính xác hơn, giúp giảm đau và sưng tấy sau phẫu thuật.
- Chăm sóc sau phẫu thuật: Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống sau phẫu thuật sẽ giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình lành thương.

4. Cắt lợi bao lâu thì lành
Thông thường, quá trình lành thương sau khi cắt lợi sẽ diễn ra theo các giai đoạn sau:
5-7 ngày đầu: Vết thương sẽ hết sưng tấy. Bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu và cần tuân thủ chế độ ăn mềm, lỏng và vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ.
7-10 ngày: Vết thương lợi sẽ lành lại, và bạn có thể ăn uống như bình thường. Bác sĩ có thể hẹn lịch để cắt chỉ (nếu có).
3-6 tháng: Mô lợi sẽ hoàn toàn bình phục và ổn định.

Tuy nhiên, thời gian lành thương cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào một số yếu tố như:
Cơ địa của mỗi người.
Phương pháp cắt lợi: Cắt lợi bằng laser thường có thời gian lành thương nhanh hơn so với phương pháp truyền thống.
Phạm vi cắt lợi: Vết cắt lớn hơn sẽ cần thời gian lành lâu hơn.
Tay nghề của bác sĩ: Bác sĩ có kinh nghiệm sẽ thực hiện thao tác chính xác, giảm thiểu tổn thương và giúp vết thương mau lành.
Chăm sóc sau phẫu thuật: Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống và dùng thuốc sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Để vết thương sau cắt lợi nhanh lành, bạn nên:
Uống thuốc theo đơn của bác sĩ, bao gồm thuốc giảm đau và kháng sinh (nếu được kê).
Chườm đá vào vùng lợi bị sưng trong 1-2 ngày đầu để giảm sưng.
Ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt và tránh nhai trực tiếp vào vùng mới cắt lợi trong những ngày đầu.
Súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng diệt khuẩn theo chỉ định của bác sĩ. Tránh khạc nhổ mạnh.
Không đánh răng trực tiếp vào vùng lợi mới cắt trong vài ngày đầu. Sau đó, sử dụng bàn chải mềm và chải răng nhẹ nhàng.
Tránh các chất kích thích như rượu bia và thuốc lá.
Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi quá trình lành thương.
Hy vọng những chia sẻ trên của bác sĩ tại nha khoa YOTA sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Cắt Lợi Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Cắt Lợi.