1. Lấy cao răng là gì?
Cao răng là hậu quả của việc vệ sinh không sạch những mảng vụn thức ăn khiến chúng bám vào những vị trí như xung quanh cổ chân răng hay vị trí dưới nướu. Cao răng có 2 loại là cao răng thường với màu vàng nhạt và cao răng huyết thanh có màu nâu đỏ hoặc nâu đen.
Lấy cao răng hay còn gọi là cạo vôi răng là sử dụng nhưng công nghệ máy siêu âm có độ rung khiến cao răng bị đánh bật ra khỏi nướu. Cao răng nếu không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến viêm lợi, viêm nha chu, lung lay răng thậm chí mất răng. Việc hình thành cao răng rất nhanh vậy nên định kỳ 3 – 6 tháng các bác sĩ khuyến cáo nên đi lấy cao răng 1 lần.

2. Lợi ích của việc lấy cao răng
Cao răng đến đâu lợi tụt đến đấy, cao răng là nơi chứa đọng những vi khuẩn vậy nên khi đi
lấy cao răng sẽ có rất nhiều lợi ích như:
Giảm nguy cơ bệnh răng miệng: Như đã nói thì cao răng là nền tảng của các loại bệnh như: sâu răng, viêm nha chu, tụt lợi thậm chí phải nhổ chiếc răng đấy đi. Việc lấy cao răng định kỳ để mình kiểm soát được tình trạng răng miệng của mình.
Cải thiện thẩm mỹ: Đối với những khách hàng có nhu cầu giao tiếp nhiều thì cao răng sẽ khiến họ cảm thấy tự ti bởi vì cao răng sẽ sậm màu hơn răng thật. Đặc biệt khi tình trạng cao răng gây tụt lợi thì nụ cười sẽ cực kỳ mất thẩm mỹ. Sau khi lấy cao răng thì bạn sẽ lấy lại sự tự tin vốn có của mình.
Loại bỏ mùi hôi: Cao răng là sự tích tụ vi khuẩn vậy nên sẽ có mùi hôi khó chịu, việc lấy cao răng sẽ làm bạn dễ dàng vệ sinh răng miệng hơn, cải thiện được tình trạng hôi miệng do cao răng gây ra.
Bảo vệ răng: Khi tích tụ đủ nhiều, vi khuẩn cao răng sẽ tấn công vào bên trong gây ra viêm lợi, viêm nha chu và dần dần tụt lợi làm chân răng lung lay không còn chắc chắn. Vì vậy việc lấy cao răng cũng sẽ bảo vệ được những chiếc răng chắc khỏe cũng như ngăn chặn sự tích tụ cao răng ảnh hưởng đến khoang miệng của mình.
2.1 Lấy cao răng có làm trắng răng không
Quá trình lấy cao răng là làm sạch những mảng bám còn lại trên răng chứ không phải phương pháp làm trắng răng. Sau khi lấy cao răng các bác sĩ sẽ tiến hành dùng vật liệu chuyên dụng để làm sạch bóng chiếc răng, giúp bề mặt răng trắng sáng hơn trước. Đối với những trường hợp như hút thuốc lá hoặc uống cà phê thì lấy cao răng gần như không thể làm trắng răng.

3. Có nên lấy cao răng không
Có nên lấy cao răng không? Câu trả lời ở đây là có. Lấy cao răng giúp làm sạch những mảng bám ở xung quanh răng và dưới nướu, đó là lựa chọn tốt nhất với những người đang bị viêm răng và có nguy cơ bị viêm nướu răng, ngăn chặn được những vấn đề về răng miệng khác.
3.1 Bao lâu đi lấy cao răng một lần
Với cao răng thì chỉ cần 2 tuần các mảng bám sẽ lại tích tụ để hình thành cao răng, nhưng không phải tháng nào cũng cần đi lấy cao răng mà phải phụ thuộc vào sức khỏe răng miệng của mình nữa. Các bác sĩ khuyên 1 năm các bạn chỉ cần đi lấy cao răng từ 1 đến 2 lần, những khách hàng hút thuốc thì có thể cần đi lấy nhiều hơn.
3.2 Lấy cao răng có đau không
Lấy cao răng thường xuyên sẽ không gây đau bởi lấy cao răng chỉ dùng máy rung siêu âm đánh bật cao răng ra khỏi bề mặt răng, rất an toàn cho mô nướu và bề mặt men răng. Lấy cao răng cũng giống như mình vệ sinh răng miệng ở nhà vậy. Để tránh tình trạng ê buốt răng thì bạn nên dùng những bàn chải đánh răng mềm và kem đánh răng phù hợp với tình trạng răng miệng của mình.

4. Các lưu ý sau khi lấy cao răng
Sau khi lấy cao răng, răng và nướu của bạn sẽ nhạy cảm hơn bình thường. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số điều sau để bảo vệ răng miệng và tránh các biến chứng không mong muốn:
Vệ sinh răng miệng đúng cách: - Chải răng nhẹ nhàng: Sử dụng bàn chải lông mềm và chải răng nhẹ nhàng, tránh chải quá mạnh làm tổn thương nướu.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, nơi bàn chải không thể tiếp cận.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm 2-3 lần/ngày để giảm đau và kháng khuẩn.
- Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng: Bạn có thể sử dụng nước súc miệng chứa chlorhexidine hoặc các thành phần kháng khuẩn khác theo chỉ định của nha sĩ.

Chế độ ăn uống: - Tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Răng sau khi lấy cao răng rất nhạy cảm, nên tránh ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Hạn chế thức ăn cứng và dai: Tránh ăn các thức ăn cứng và dai để không làm tổn thương nướu.
- Tránh thức ăn có màu đậm: Các loại thức ăn và đồ uống có màu đậm như cà phê, trà, rượu vang đỏ có thể làm ố răng.
- Hạn chế thức ăn ngọt và có tính axit: Thức ăn ngọt và có tính axit có thể gây sâu răng và kích ứng nướu.
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa và các thực phẩm giàu canxi và vitamin để tăng cường sức khỏe răng miệng.
Các lưu ý khác: - Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá gây hại cho nướu và làm chậm quá trình lành thương.
- Không tự ý dùng thuốc giảm đau: Nếu bạn cảm thấy đau, hãy tham khảo ý kiến nha sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp.
- Tái khám định kỳ: Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của nha sĩ để kiểm tra tình trạng răng miệng và lấy cao răng định kỳ.
Lấy cao răng là một thủ thuật đơn giản nhưng rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Hãy tuân thủ các lưu ý trên để có một hàm răng chắc khỏe và nụ cười rạng rỡ. Hy vọng những chia sẻ trên của bác sĩ sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về những lợi ích của vấn đề khi đi lấy cao răng.