1. Nguyên nhân cần chăm sóc răng miệng cho trẻ
Răng sữa đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, không chỉ về mặt chức năng ăn nhai mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự mọc và sắp xếp của răng vĩnh viễn sau này. Dưới đây là những lý do giải thích tầm quan trọng của răng sữa và tác động của chúng đến răng vĩnh viễn:

1.1 Răng sữa quan trọng đến răng vĩnh viễn như thế nào?
Chức năng ăn nhai và phát âm
- Răng sữa giúp trẻ nghiền nát thức ăn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.
- Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển khả năng phát âm của trẻ.
Giữ khoảng trống cho răng vĩnh viễn
- Răng sữa đóng vai trò như những "người giữ chỗ" cho răng vĩnh viễn. Chúng duy trì khoảng trống cần thiết để răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.
- Nếu răng sữa bị mất sớm do sâu răng hoặc chấn thương, các răng bên cạnh có thể di chuyển vào khoảng trống này, dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, chen chúc.
Kích thích sự phát triển của xương hàm
- Quá trình nhai và cắn của răng sữa kích thích sự phát triển của xương hàm và cơ mặt.
- Điều này đảm bảo xương hàm phát triển đủ kích thước để chứa đủ răng vĩnh viễn.
Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn
- Nếu răng sữa bị sâu nặng, nhiễm trùng có thể lan sang mầm răng vĩnh viễn bên dưới, gây ra các vấn đề như răng vĩnh viễn bị dị dạng, đổi màu hoặc mọc chậm.
- Mất răng sữa sớm có thể dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, chen chúc, gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng và tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
1.2 Các nguyên nhân gây ra sâu răng ở trẻ em
Sự chủ quan của cha mẹ trong chăm sóc răng miệng cho trẻ tại nhà Các phụ huynh thường có suy nghĩ răng sữa sẽ thay vậy nên thường không quan tâm đến tình trạng sức khỏe răng miệng của con. Sâu răng từ nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, tâm lý giao tiếp của trẻ mà còn gây nhiều bất lợi cho các bé khi trưởng thành.
Sự phổ biến của đồ ăn nhanh, thức ăn nhanh Xã hội phát triển dẫn đến điều kiện sống của người Việt Nam cũng phát triển. Đặc biệt ở các nước phát triển thì số lượng trẻ em sâu răng đang gia tăng, hiếm có trẻ em nào không mắc các vấn đề về răng miệng. Nguyên nhân là các đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh và các đồ uống có đường gần như thay thế các đồ ăn lành mạnh.
Đường dư thừa trong thức ăn Sau khi ăn không được vệ sinh sạch sẽ giúp lượng đường dư thừa trong thức ăn và vi khuẩn trong miệng của trẻ là nguyên nhân gây sâu răng. Khi kết hợp với nhau chúng tạo thành các mảng bám trên răng lâu ngày phá hủy men răng của trẻ và khiến các bé bị sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu thậm chí mất răng sớm.
2. Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ tại nhà
Việc chăm sóc răng sữa đúng cách là vô cùng quan trọng để đảm bảo trẻ có một hàm răng vĩnh viễn khỏe mạnh và đều đẹp. Đó là hành trang sau này giúp các con phát triển về mặt thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là các cách chăm sóc răng miệng cho trẻ tai nhà:
2.1 Các giai đoạn chăm sóc răng miệng cho trẻ
Giai đoạn sơ sinh (0-12 tháng)
Chăm sóc răng miệng cho trẻ 0-12 tháng là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể của trẻ, ngay từ những ngày đầu đời. Dù trong giai đoạn này trẻ chưa mọc răng, nhưng việc bảo vệ khoang miệng, nướu và thói quen vệ sinh răng miệng từ sớm sẽ giúp phòng ngừa các vấn đề về răng miệng trong tương lai. Mẹ cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc răng miệng cho trẻ ở giai đoạn này:
- Lau sạch lợi và lưỡi của trẻ sau mỗi lần bú bằng khăn sạch hoặc gạc mềm thấm nước ấm.
- Khi trẻ mọc răng, dùng bàn chải mềm dành cho trẻ nhỏ, không cần dùng kem đánh răng ở giai đoạn này.
Giai đoạn từ 1-3 tuổi
Giai đoạn từ 1-3 tuổi, trẻ bắt đầu sử dụng kem đánh răng nên mẹ cũng đừng quên một số lưu ý dưới đây:
- Bắt đầu sử dụng kem đánh răng không chứa fluoride với lượng bằng hạt gạo.
- Cha mẹ cần đánh răng cho trẻ 2 lần mỗi ngày, đặc biệt sau bữa tối.
- Tạo thói quen khám nha khoa 2 lần/năm cho trẻ.

Giai đoạn 3-6 tuổi
Ở giai đoạn này, những chiếc răng sữa bắt đầu mọc đầy đủ và trẻ bắt đầu học các thói quen vệ sinh cá nhân. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách trong giai đoạn này giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và hình thành thói quen chăm sóc răng miệng suốt đời. Cha mẹ cần lưu ý:
- Chuyển sang sử dụng kem đánh răng chứa fluoride với lượng nhỏ bằng hạt đậu.
- Hướng dẫn trẻ tự đánh răng, phụ huynh có thể cùng trẻ tạo niềm vui với thói quen này.
- Cùng trẻ tìm hiểu về lợi ích của việc đánh răng thông qua sách, tranh ảnh hoặc video để trẻ cảm thấy thích thú và chủ động với việc đánh răng hằng ngày.
Giai đoạn trên 6 tuổi
Ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn, vì vậy việc chải răng đúng cách, sử dụng kem đánh răng chứa fluoride, và dùng chỉ nha khoa là cần thiết. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý hướng dẫn trẻ cụ thể:
- Dạy trẻ cách sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
- Sau khi vệ sinh răng sạch sẽ, khuyến khích trẻ dùng nước muối hoặc dung dịch súc miệng dành cho trẻ để súc miệng.
- Tiếp tục đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ và nghe tư vấn về cách chăm sóc răng vĩnh viễn.
2.2 Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách
Đánh răng đúng cách là việc đầu tiên phụ huynh cần để ý khi chăm sóc răng miệng cho trẻ.
Chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp:
- Bàn chải: Chọn bàn chải có lông mềm, đầu bàn chải nhỏ phù hợp với kích thước miệng của trẻ.
- Kem đánh răng
Trẻ dưới 3 tuổi: Sử dụng kem đánh răng không chứa fluoride hoặc chứa một lượng rất nhỏ (khoảng hạt gạo)
Trẻ từ 3-6 tuổi: Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride với lượng kem bằng hạt đậu.
Trẻ trên 6 tuổi: Có thể sử dụng kem đánh răng dành cho người lớn với lượng kem vừa đủ.
Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách: Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
Chải răng theo chuyển động tròn hoặc lên xuống nhẹ nhàng, chải đều các mặt răng (mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai).
Thời gian đánh răng khoảng 2 phút.
Dạy trẻ súc miệng kỹ sau khi đánh răng.
Giám sát và hỗ trợ:
Trẻ nhỏ cần được người lớn giám sát và hỗ trợ đánh răng cho đến khi trẻ đủ khả năng tự làm sạch răng miệng (khoảng 6-7 tuổi).
Người lớn có thể đánh răng cùng trẻ để làm gương và tạo hứng thú cho trẻ.
Sử dụng chỉ nha khoa:
Khi răng trẻ đã sát nhau, hãy hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
Sử dụng chỉ nha khoa nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương nướu.
2.3 Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của trẻ cũng như sức khỏe tổng thể. Để bé phát triển theo một cách toàn diện nhất phụ huynh cần:
Hạn chế đồ ngọt và đồ uống có ga Đồ ngọt và đồ uống có ga chứa nhiều đường, không tốt cho sức khỏe răng miệng và có thể gây thừa cân, béo phì.
Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, nước trái cây đóng hộp.
Thay thế bằng trái cây tươi, nước lọc hoặc sữa tươi không đường.
Khuyến khích ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu canxi Rau xanh và trái cây cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, sữa chua giúp xương và răng chắc khỏe.
Khuyến khích trẻ ăn đa dạng các loại rau củ quả, trái cây và thực phẩm giàu canxi.
Uống đủ nước Nước rất quan trọng cho các hoạt động của cơ thể.
Khuyến khích trẻ uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là khi trời nóng hoặc sau khi vận động.
Thay vì nước ngọt, hãy cho trẻ uống nước lọc, nước trái cây tươi hoặc sữa tươi không đường.
3. Các biện pháp phòng ngừa sâu răng cho trẻ
Ngoài việc
chăm sóc răng miệng cho trẻ tại nhà thì phụ huynh cần dùng những biện pháp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả như:
3.1 Trám bít hố rãnh
Trám bít hố rãnh sử dụng những vật liệu chuyên dụng như Sealants để phủ lên những cái hố rãnh ở mặt nhai của răng nhằm loại bỏ môi trường sâu răng trong đó. Do đặc điểm giải phẫu, hố rãnh đã được xác định là
vùng nhạy cảm với sâu răng. Theo các nhà khoa học thì nguy cơ sâu răng liên quan trực tiếp với hình dạng và độ sâu của hố rãnh vậy nên việc trám bít hố rãnh là cần thiết.
Trám bít hố rãnh là
nha khoa dự phòng, là những nỗ lực duy trì sự phát triển bình thường, các chức năng sinh lý bình thường và ngăn ngừa các bệnh của miệng cũng như các vùng lân cận. Đặc biệt răng số 6 và 7 là răng ăn nhai chính và có chức năng cực kỳ quan trọng! Xã hội càng hiện đại phát triển thì việc chăm sóc răng miệng càng được chú ý đặc biệt là trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng.

3.2 Đưa trẻ định kỳ đi khám
Các bác sĩ khuyên 6 tháng một lần nên đi kiểm tra răng miệng để phụ huynh ngăn ngừa được các bệnh lý về sâu răng cho con cũng như biết thêm kiến thức để chăm sóc răng miệng cho trẻ cũng như cho những người trong gia đình.
Hy vọng với những chia sẻ trên thì các phụ huynh đã biết cách chăm sóc răng miệng cho trẻ cũng như ngăn ngừa được các bệnh lý về răng miệng đến với con.