Trám bít hố rãnh là điều phụ huỵnh cần thiết bởi phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Mặt nhai tức các hố rãnh là điểm nhạy cảm với sâu răng và đặc biệt các bệnh răng miệng sẽ không bao giờ tự khỏi.
1. Cấu trúc răng và sự hình thành sâu răng ở hố rãnh
Cấu trúc răng
Trước tiên hãy tìm hiểu cấu trúc của một chiếc răng. Răng có 3 lớp: lớp men lớp ngà và lớp tủy. Ở phần mặt nhai của các răng hàm thường có các hố và rãnh. Hố và rãnh thường là những nơi sớm bắt đầu sâu răng bởi vì răng hàm là răng ăn nhai chính nên thức ăn sẽ lọt vào hố rãnh gây ra tình trạng sâu răng.

Sâu răng thường bắt đầu từ hố rãnh răng
Do đặc điểm giải phẫu, hố rãnh đã được xác định là vùng nhạy cảm với sâu răng, nguy cơ sâu răng liên quan trực tiếp với hình dạng và độ sâu của hố rãnh và 43-45% sâu răng xảy ra ở mặt nhai. Chương trình răng hàm mặt dự phòng của Mỹ báo cáo răng, sâu mặt nhai chiếm khoảng 54% sâu răng ở cả các cộng đồng thiếu Fluoride. Bởi vì hố rãnh là vùng nhạy cảm nên vi khuẩn thường được đọng lại và có môi trường để tấn công vào phần men răng. Nếu chất
trám bít hố rãnh vẫn còn nguyên vẹn trong khoảng 5 năm thì tỷ lệ sâu răng giảm khoảng 92%. Vậy tại sao cần
trám bít hố rãnh?

2. Tại sao cần trám bít hố rãnh
Trám bít hố rãnh là gì
Trám bít hố rãnh là quá trình các bác sĩ sử dụng các vật liệu nha khoa chuyên dụng phủ lên các hố và rãnh răng nhằm làm đầy các hố răng để vi khuẩn không có môi trường để phát triển. Các hố rãnh được lấp đầy làm thức ăn sẽ không bám được vào rãnh răng, tránh được những vấn đề như sâu răng xảy ra. Trám bít hố rãnh thực hiện rất dễ dàng và không gây ảnh hưởng gì đến các bé vậy nên bố mẹ cần trám bít hố rãnh cho các con sớm.
Tác dụng của trám bít hố rãnh
Sau khi các hố ránh được làm bằng phẳng bởi các vật liệu chuyên dụng như Seelant thì việc vệ sinh sẽ dễ dàng hơn. Giúp bảo vệ lớp men răng bởi vì mới mọc răng thì men răng sữa rất là yếu dễ bị thẩm thấu. Các con chưa ý thức được việc vệ sinh răng miệng vậy nên trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng cho con sẽ giúp vi khuẩn không có đường rãnh để phát triển và tồn đọng lại.
Yêu cầu vật liệu sử dụng để trám bít hố rãnh
Trám bít hố rãnh với mong muốn duy trì sự phát triển bình thường, các chức năng sinh lý bình thường và ngăn ngừa các bệnh của miệng cũng như các vùng lân cận. Vậy nên yêu cầu vật liệu sử dụng để trám bít hố rãnh cần có:
- Ít bị hòa tan và thấm nước bề mặt
- Độ cứng và tính kháng mòn tăng lên sau khi chiếu đèn
- Đủ độ bền, độ cứng bề mặt và ổn định kích thước
- Chảy tốt vào các hố rãnh
- Thời gian ổn định ngắn và thời gian làm việc đủ
- Tính dẫn nhiệt giống răng
- Dán dính tốt với men
- Trơ về hóa học, kháng sâu răng
- Bay hơi chậm
- Sự co khi trùng hợp ít
3. Những trường hợp cần trám bít hố rãnh
Trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng cho trẻ là điều cần thiết để bảo vệ hàm răng chắc khỏe của các con. Vậy nên các trường hợp cần trám bít hố rãnh là các trường hợp trẻ chưa bị sâu răng và các răng hàm ăn nhai chính. Các bố mẹ thường làm tưởng là răng số 6 số 7 là răng sữa nên thường chủ quan.
Quá sai lầm! Răng số 6 và răng số 7 là răng vĩnh viễn mọc duy nhất 1 lần trong đời nên nếu con sâu răng và hỏng răng sớm thì con lấy đâu ra răng mà ăn nhai để phát triển. Vậy nên sau khi mọc răng hàm số 6 số 7 thì phụ huynh cần ưu tiên trám bít hố rãnh để bảo vệ chiếc răng vĩnh viễn này của con.
4. Kỹ thuật trám bít hố rãnh
4.1 Làm sạch
Đánh bóng với Paste không có Fluoride và Glycerine. Dùng Fluoride khiến bề mặt men khó etch hơn và Glycerine tạo một lớp áo trơ. Răng nên được rửa sạch để loại bỏ các thành phần của paste đánh bóng
4.2 Acid etching

Dùng acid orthophosphoric 30 - 50% ở dạng lỏng trong 30-60 giây.
4.3 Rửa sạch bằng nước và thổi khổ
Rửa sạch bằng nước thật kỹ đảm bảo tạo điều kiện bám dính sau này.
4.4 Đặt chất trám bít và chiếu đèn
Đặt Seelant vào các hố rãnh răng sau khi đã được làm sạch, đảm bảo các hố rãnh được lấp đầy vật liệu và sau đó tiến hành chiếu đèn.
4.5 Hoàn tất
Sau khi trám bít hố rãnh xong cần kiểm tra điểm chạm sớm, dặn dò phụ huynh các bé.
5. Trám bít hố rãnh, chiến lược dự phòng sâu răng
Chăm sóc sức khỏe răng miệng hiện đại nhấn mạnh vai trò của nha khoa dự phòng bởi vì:
- Bệnh răng miệng rất phổ biến
- Tỷ lệ mắc sâu răng đang tăng rất cao
- Phần lớn những người mắc bệnh răng miệng thường không có dấu hiệu
- Đặc biệt các bệnh về răng miệng không tự khỏi
Loại trừ sâu răng do vi khuẩn
Có thể thực hiện bằng rất nhiều phương pháp:
- Kháng khuẩn Bisguanide, Chlorhexidine
- Triclosan
- Delmophinol hydrochloride
- Vaccine sâu răng
- Liệu pháp thay thế
- Khóa sự hình thành mảng bám
Thay đổi sâu răng được tiến triển do chế độ ăn

- Tăng cường hoạt động kháng khuẩn
- Tăng cường các chất ức chế quá trình mất khoáng tự nhiên
- Tăng sử dụng các thực phẩm có thành phần bảo vệ như Polyphenols có trong chocolate, vỏ yến mạch và sữa
Tăng sự đề kháng của răng với sâu răng
- Sử dụng Fluorides và trám bít hố rãnh
- Các tác nhân tái khoáng như Calcium phosphate vô định hình, sự kết hợp Tetra calcium phosphate và dicalcium phosphate anhydrous, sử dụng cùng với Fluoride cho kết quả tốt hơn.
- Các chất phủ polymeric: Bao phủ bề mặt răng với các monomer và polymer
- Laser: khả năng của laser làm thay đổi bề mặt men răng và tăng khả năng đề kháng của men với acid đã được sử dụng.
Vừa rồi các bác sĩ của Nha Khoa Yota đã giải đáp các thắc mắc về trám bít hố rãnh. Nếu các bạn thắc mắc hãy liên hệ Hotline 0354 822 822!