Nhổ răng khôn để loại bỏ đi những đau đớn, khó chịu và hôi miệng, có nhiều khách hàng thắc mắc cách vệ sinh cũng như chế độ ăn uống sau khi nhổ răng khôn để quá trình lành thương diễn ra nhanh nhất. Hãy cùng Đại Tá BS CK1 Nguyễn Quý Tuệ tìm hiểu vấn đề này.
1. Chuẩn bị trước khi nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn là thủ thuật tiểu phẫu dễ dàng nhưng cũng cần chuẩn bị kỹ càng tránh những biến chứng nó mang lại.
Trước khi nhổ răng khôn bác sĩ và khách hàng cần chú ý:
Tại phòng khám - Cần thăm khám sức khỏe tổng quát để nắm bắt những bệnh toàn thân như tim mạch, thận, hoặc máu khó đông. Việc này giúp bác sĩ kiểm soát được tình trạng bệnh của khách hàng xem có chỉ định nhổ răng khôn được không.
- Đối với những chị em phụ nữ đang có kỳ hoặc chị em có bầu, cho con bú cũng không nên nhổ răng khôn tránh những giai đoạn này.
- Khách hàng cần được thử thuốc tê để xem có phản ứng với thuốc tê hay không.
- Tại chỗ xem xung quanh chiếc răng hoặc lợi có ổ viêm hay không, nếu có ổ viêm cần uống thuốc vài ngày thì ra nhổ theo chỉ định của bác sĩ.
Tại nhà - Khách hàng cần ăn uống, giữ thể chất sức khỏe nhất trước khi nhổ răng khôn tránh để bị đói khi nhổ răng.
- Nếu xung quanh răng khôn đang gây đau cần uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ rồi hãy ra phòng khám tiến hành nhổ răng.
2. Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
Lời dặn sau nhổ răng
1. Cắn chặt bông 15-20 phút: Việc cắn chặt bông nhằm mục đích kiểm soát chảy máu sau hậu phẫu, sau khi nhổ răng cần nghỉ ngơi 30 phút trước khi ra về.
2. Uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ: Sau khi nhổ răng khôn bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc, cần tuân thủ đúng những chỉ định của bác sĩ để việc lành thương diễn ra nhanh nhất.
3. Kiểm soát máu đông: Sau khi nhổ răng khôn về nhà không được chút chít miệng để tránh làm tan cục máu đông, không được nhổ nước bọt. Đặc biệt trong 24 giờ đầu không được súc miệng tránh áp lực nước làm tan cục máu đông.
4. Kiểm soát sưng: Chườm đá lạnh vào bên ngoài vị trí nhổ răng, thời gian chườm đá là 30 phút để tránh việc sưng sau nhổ răng. Tùy cơ địa của mỗi người mà có tình trạng sưng. Tình trạng sưng sau nhổ răng khôn là điều bình thường bởi vì cơ chế của cơ thể là tự làm lành vết thương, sưng tấy chính là dấu hiệu sau khi nhổ răng khôn.
Nên ăn gì sau khi nhổ răng khôn
Chế độ chăm sóc,
ăn uống sau khi nhổ răng khôn đặc biệt quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lành thương. Các lưu ý về chế độ ăn uống sau khi nhổ răng đó là:
- Trong 7 – 10 ngày không được ăn đồ ăn nóng quá, lạnh quá và đồ ăn có chất kích thích. Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm kích ứng miệng từ đó cục máu đông sẽ bị tan ra.

- Trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng khôn thì cần ăn uống nhẹ nhàng, tránh hoạt động của cơ hàm. Cháo, súp là những ưu tiên sau khi nhổ răng khôn. Sau 2 đến 3 ngày vết thương đã đỡ thì bạn có thể ăn uống bình thường nhưng vẫn cần nhẹ nhàng, tránh ăn đồ cứng, dai hoặc giòn.
- Quan niệm kiêng là không cần thiết đối với nhổ răng khôn, sau khi nhổ răng không cần kiêng gì. Cần bổ sung thêm các loại nước trái tây để có vitamin C giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương.
Vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn
Về vấn đề vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn cũng cần lưu ý:
- Không được sờ tay vào ổ nhổ tránh vi khuẩn cũng như làm tan cục máu đông.
- Ngày đầu tiên sau phẫu thuật không sử dụng nước muối với các loại nước sát khuẩn.
- Đánh răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm, tránh đánh vào huyệt nhổ răng. Đặc biệt các bạn dùng máy tăm nước không được sử dụng trong vòng 1 tháng.
Quá trình chăm sóc sau nhổ răng khôn cực kỳ quan trọng để tránh những biến chứng sau khi nhổ răng khôn gây ra. Bên trên là những lời dặn về ăn uống cũng như vệ sinh, nếu có vấn đề gì hãy liên hệ ngay bác sĩ để được giải đáp kịp thời.
3. Những trường hợp không nên nhổ răng khôn
Khi đến tư vấn thăm khám bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe toàn thân của khách hàng để kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình. Khi gặp các trường hợp sau thì bác sĩ thường khuyến cáo khách hàng không nên nhổ răng khôn vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng.
Bệnh lý toàn thân
Một vài bệnh lý toàn thân như: bệnh tim khó kiểm soát, bệnh tiểu đường hoặc những căn bệnh ác tính
Người đang mắc bệnh lâu dài phải dùng thuốc lâu dài
Người mắc các bệnh về tình trạng máu. Máu khó đông không thể kiểm soát, nhổ răng khôn sẽ gây mất máu vậy nên nếu không kiểm soát được máu đông thì các bác sĩ sẽ chống chỉ định nhổ răng cho khách hàng.
Phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và cho con bú
Vào những ngày kinh nguyệt thì hormone của phụ nữ sẽ tăng cao, tăng nguy cơ viêm nhiễm và mất máu kéo dài. Chị em phụ nữ đang có bầu cũng không nên nhổ răng bởi nhổ răng sẽ tiêm thuốc tê ảnh hưởng đến thai nhi trừ khi đau quá sẽ có những biện pháp xử lý khác.
Bệnh lý tại chỗ
Trước khi nhổ răng sẽ được chụp phim để xem có mắc các vấn đề về răng hay nướu không. Khi có ổ viêm nhiễm xung quanh răng bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để vết thương khói từ đó mới ra nhổ răng. Nếu viêm nhiễm vấn cố nhổ răng thì thuốc tê sẽ không có hiệu quả cao, đặc biệt nhiễm trùng có thể lây qua đường máu. Vậy nên hãy về uống thuốc 2,3 hôm rồi hãy ra phòng khám xử lý răng khôn.
Người đã phẫu thuật tim
Với sự an toàn của bản thân thì trước tiên nhổ răng bệnh nhân cần trao đổi kỹ những bệnh lý hay tiền sử bệnh của mình để bác sĩ nắm rõ, có nhiều khách hàng muốn nhổ răng mà không khai báo đúng cũng sẽ để lại biến chứng. Những bệnh nhân đã phẫu thuật tim trong vòng 6 tháng sẽ không nhổ được răng bởi vì quá trình phẫu thuật đã sử dụng kháng sinh liều cao và thuốc chống nhiễm trùng nhiều, vậy nên trường hợp này cũng không chống chỉ định nhổ răng.
Vừa rồi Đại Tá BS Nguyễn Quý Tuệ đã giải đáp thắc mắc về vấn đề chăm sóc sau khi nhổ răng khôn, mong răng những giải đáp trên sẽ giúp các bạn có câu trả lời về nhổ răng khôn. Nếu thắc mắc hãy liên hệ Hotline 0354 822 822.