Chụp thép răng sữa cho bé - Tất cả những điều cần biết
21:09 | 12/05/2024
Chụp thép răng sữa cho bé là điều các bố mẹ cần đặc biệt tìm hiểu bởi răng sữa đóng góp cực kỳ quan trọng trong giai đoạn phát triển của các con. Nếu không có răng ăn nhai con sẽ chậm kém phát triển hơn.
Chụp thép răng sữa hay chụp thép có sẵn (SSC: Stainless-Steel Crowns) được sử dụng trong răng hàm hàm mặt phục hồi răng trẻ em lần đầu tiền vào năm 1950 bởi Humphrey. Nhìn chung, SSC dùng để tái tạo những răng sữa bị vỡ quá lớn, dùng cho những miếng trám amalgam nhiều mặt, giúp răng tồn tại lâu trên cung hàm, chụp được sản xuất với nhiều kích thước khác nhau và cần điều chỉnh đường viền để sát khít với từng răng.
2. Chỉ đình và chống chỉ định chụp thép răng sữa
Chỉ định
- Tái tạo răng sữa và răng vĩnh viễn trẻ bị sâu răng quá lớn, sâu nhiều mặt. - Răng sữa và răng vĩnh viễn trẻ bị thiểu sản men. - Tái tạo răng sữa sau khi đã điều trị tủy buồng hoặc tủy chân. - Phục hồi những răng có sự bất thường về di truyền như sinh men bất toàn. - Tái tạo ở những trẻ bị tật nguyền hoặc ở trẻ vệ sinh răng miệng kém, việc sử dụng một vật liệu khác có thể bị thất bại. - Làm trụ cho một bộ phận giữ khoảng hoặc một khí cụ chỉnh hỉnh. - Điều trị tạm thời một răng bị gãy.
Chống chỉ định
- Bệnh nhân không hợp tác - Chân răng sữa tiêu quá 1/2 chiều dài chân răng.
3. Ưu điểm và nhược điểm của chụp thép răng sữa
Ưu điểm
Nhược điểm
Amalgam
Đơn giản, nhanh, rẻ, không gây nhạy cảm, bền
Không dính, đòi hỏi lưu giữ cơ học lỗ trám, gây hại cho môi trường và nghề nghiệp, gây lo lắng cho cộng động
Composite
Dính, thẩm mỹ, đặc tính mòn có thể chấp nhận được, yêu cầu nhiều trang thiết bị
Gây nhạy cảm, đòi hỏi Ruber dam, sâu răng thứ phát, giá thành cao
Glass-ionomer Cement
Dính, thẩm mỹ, giải phòng Flour chống sâu răng
Thời gian đông cứng dài, giòn dễ vỡ, xu hướng mòn, không cản quang
GIC cải tiến
Dính, thẩm mỹ, yêu cầu nhiều trang thiết bị, thao tác đơn giản
Độ bền chưa được biết, hấp thu nước, một số cản quang
Chụp thép răng sữa
Rất bền, bảo vệ và nâng đỡ tổ chức còn lại của răng
Đòi hỏi sự hợp tác của bệnh nhân
So với các chất liệu hàn răng chuyên dụng khác thì chụp thép răng sữa có độ vượt trội tuyệt đối, giúp trẻ bảo vệ được răng sữa giải quyết vấn đề ăn nhai cho trẻ.
4. Có nên chụp thép răng sữa
Sức khỏe của bé là khoản đầu tư lời nhất của bố mẹ, sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát, nếu răng miệng không phát triển thì vấn đề ăn nhai của bé bị gián đoạn, gây ra còi xương và không thể phát triển về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Vậy nên chụp thép răng sữa là điều cực kỳ cần thiết.
Lợi ích của phương pháp chụp thép răng sữa
- Bảo tồn được những chiếc răng sữa đến lúc thay răng mà không bị sâu và đau - Bảo vệ được phần mô răng của bé sau khi điều trị tủy - Giữa những răng sẽ có những lỗ thưa làm dắt thức ăn lâu ngày hôi miệng, chụp thép răng sữa sẽ làm khít 2 răng chạm vào nhau tránh để các khoảng hở - Giữ chỗ cho răng vĩnh viên mọc lên đúng vị trí - Phát âm chuẩn hơn không bị ngọng - Ít tốn kém và bền bỉ theo thời gian - Không gây kích ứng cho trẻ và giúp bé ăn ngon hơn - Tiết kiệm được nhiều thời gian cho bệnh nhân và cho bác sĩ - Kỹ thuật đơn giản
Bọc răng thép cho trẻ
Với những trường hợp bé bị sâu răng sớm ở những nhóm răng hàm, răng ăn nhai chính thì việc chụp thép răng sữa cho bé là điều cực kỳ cần thiết. Có những chiếc răng được thay vào độ tuổi 12 nhưng 8 tuổi đã bị sâu răng hoặc mất răng rồi, điều này cực kỳ ảnh hưởng đến trẻ, trẻ sẽ không có răng ăn nhai và gây xô lệch hàm bởi các răng bên cạnh sẽ lấn sang chỗ răng bị mất.
Chụp thép răng sữa cũng giống như răng sứ ở người lớn. Như chiếc nón bảo hiểm bảo vệ cái đầu, nhưng ở trẻ em chỉ việc mài chút xíu rồi lắp, bảo toàn mô răng của trẻ mà không cần phải mài nhiều.
5. Giá chụp thép răng sữa
Thép
Crom Coban
Titanium
Zirconia
Đơn giá
600.000
900.000
1.500.000
2.500.000
Độ thẩm mỹ
v
Chống oxy hóa trong miệng
v
v
Thích hợp cho răng sâu kẽ (còn tủy)
v
v
v
Bảo hành
1 năm
1,5 năm
2 năm
Đến khi thay răng đó
Chi phí chụp thép răng sữa sẽ tùy thuộc vào chiếc lược giá của từng phòng khám cũng như từng lợi ích đi kèm của nó. Với dòng Zirconia thì chụp thép răng sữa màu sắc sẽ giống y hệt như răng thật, thích hợp làm cho nhóm răng cửa để bé giao tiếp không bị tự ti với những bạn cùng trang lứa.
6. Kỹ thuật chụp thép răng sữa
Kỹ thuật chụp thép răng sữa cực kỳ đơn giản và không rườm rà, giúp tiết kiệm thời gian cho phụ huynh và bác sĩ và đặc biệt giúp trải nghiệm nha khoa của bé tuyệt vời hơn.
Bước 1: Kiểm tra khớp cắn trước khi thực hiện Bước 2: Chuẩn bị cùi răng và lấy dấu răng Bước 3: Chọn loại chụp răng phù hợp Bước 4: Gắn răng và vệ sinh răng Bước 5: Hướng dẫn vệ sinh sau khi chụp thép răng sữa
Chụp thép răng sữa là kỹ thuật đơn giản nhưng nếu không được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao, những phòng khám có quy trình đầy đủ thì rất dễ gây ra bong và có thể sâu lại chiếc răng đó. Vậy nên trước khi đi đi chụp thép răng sữa cho bé khách hàng cần lựa chọn nha khoa uy tín được Sở Y Tế cấp phép cho bác sĩ thăm khám và điều trị.
7. Cách chăm sóc sau khi chụp thép răng sữa
Các lưu ý khi chụp thép răng sữa
Sau khi chụp thép răng sữa xong thì các bác sĩ rất cần phụ huynh và bé về nhà ăn uống và vệ sinh răng thật tốt. Hãy làm theo đúng các lời căn dặn của bác sĩ để bé có một hàm răng chắc khỏe nhất: - Cho trẻ kiêng ăn 2 tiếng sau khi chụp thép răng sữa để cho chất gắn có thời gian đông cứng, mùa đông sẽ lâu đông cứng hơn mùa hè. - Trong vòng 2 ngày nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm để tránh bong bật. - Cho trẻ uống nhiều nước để giữ ẩm khoang miệng, chống sâu răng. - Có thói quen đánh răng đúng cách, không nên chải răng theo chiều ngang. - Giảm bớt lượng tiêu thụ đồ ngọt từ trẻ bởi trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh răng nên rất dễ sâu răng. - Định kỳ nên đến các phòng khám nha khoa để vệ sinh răng cũng như kiểm tra những chiếc chụp thép răng sữa. Từ đó giúp bé bảo vệ răng miệng và phụ huynh biết thêm kiến thức để chăm sóc con.
Cách giảm tình trạng phải chụp thép răng sữa
Răng sữa đóng vai trò cực kỳ quan trọng và thường các bệnh răng miệng sẽ rất ít triệu chứng khi khởi phát vậy nên để giảm tình trạng phải chụp thép răng sữa thì các bố mẹ cần chăm sóc vệ sinh hàm răng sữa của bé thật tốt: - Mới mọc răng hãy cho con đến phòng khám nha khoa để tiến hành trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng. Hố rãnh được xác định là vùng nhạy cảm với sâu răng nên việc trám một lớp bịt kín hố rãnh để tránh vi khuẩn có môi trường phát triển. - Nếu trẻ có những bệnh như tim, gan... thì càng phải đặc biệt chú ý răng miệng của bé. - Thời gian đầu nên đánh răng cùng con để giám sát tại các bé chưa có ý thức về răng miệng.
8. Các câu hỏi thường gặp khi chụp thép răng sữa
Chụp thép răng sữa có ảnh hưởng tới trẻ
Chụp thép răng sữa sẽ không ảnh hưởng đến trẻ, giúp trẻ ăn nhai ngon hơn, các vật liệu chụp thép răng sữa đều thích ứng với khoang miệng của các bé và sẽ hoàn toàn an toàn.
Chụp thép răng sữa có lâu không?
Chỉ cần 2 buổi hẹn duy nhất, 1 buổi lấy dấu và 1 buổi lắp răng là bé sẽ có một chiếc chụp thép răng sữa.
Nên chọn loại chụp thép răng sữa nào!
Đối với nhóm răng cửa để đảm bảo thẩm mỹ thì phụ huynh nên chọn cho các bé loại chụp thép có màu sắc tương đồng với cả răng sữa để bé tự tin, đối với nhóm răng ăn nhai thì mình có thể làm loại chụp thép rẻ hơn.
Vừa rồi các bác sĩ Nha Khoa Yota đã giải đáp tất cả những kiến thức về chụp thép răng sữa. Nếu các bạn có thắc mắc hãy liên hệ hotline: 0354 822 822.
Thời gian nhổ răng khôn diễn ra trong vòng 30 phút đến 1 tiếng tùy thuộc vào độ khó và công nghệ khách hàng chọn. Thời gian lành thương sẽ từ ngày thứ 3 tình trạng đau sẽ giảm dần.
Niềng răng là một quá trình dài hơi, đòi hỏi sự kiên trì và chăm sóc răng miệng cẩn thận. Bên cạnh việc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, việc vệ sinh răng niềng hiệu quả tại nhà đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sức khỏe răng miệng và đảm bảo kết quả niềng răng tốt nhất. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc răng niềng đúng cách, từ việc lựa chọn dụng cụ phù hợp đến các kỹ thuật vệ sinh răng miệng hiệu quả.
Việc lấy cao răng sẽ giúp bảo vệ răng miệng và duy trì chức năng ăn uống tốt nhất. ừ đó đem đến hơi thở thơm tho, nụ cười tự tin trong giao tiếp và nâng cao chất lượng. Vậy khi nào nên đi lấy cao răng? Lấy cao răng mất bao lâu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc cho các bạn!
Thời điểm bà bầu hàn răng được lý tưởng nhất sẽ là 3 tháng giữa của thai kỳ, việc hàn răng là cần thiết để tránh việc sâu răng phát triển quá lớn vào tủy và ngăn ngừa được vi khuẩn sâu răng tấn công.
Nhổ răng khôn là một thủ thuật nha khoa phổ biến, nhưng nhiều người lo lắng về việc chảy máu sau khi nhổ. Vậy, nhổ răng khôn chảy máu bao lâu là bình thường? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về thời gian chảy máu sau khi nhổ răng khôn, các yếu tố ảnh hưởng và cách xử lý hiệu quả để bạn có thể yên tâm hơn trong quá trình hồi phục.
Trám bít hố rãnh là điều phụ huỵnh cần thiết bởi phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Mặt nhai tức các hố rãnh là điểm nhạy cảm với sâu răng và đặc biệt các bệnh răng miệng sẽ không bao giờ tự khỏi.
Bạn có biết rằng, đằng sau nụ cười rạng rỡ là cả một quá trình chăm sóc răng miệng tỉ mỉ? Việc chải răng đúng cách không chỉ đơn thuần là thói quen hàng ngày, mà còn là nền tảng vững chắc để bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm và duy trì sự tự tin trong giao tiếp. Hãy cùng khám phá tầm quan trọng của việc chải răng đúng cách và những lợi ích bất ngờ mà nó mang lại cho cuộc sống của bạn.
Hàn răng sâu không đau là đòi hỏi kỹ thuật hàn răng và tình trạng sâu răng của khách hàng. Hãy đi hàn răng sâu sớm tránh tình trạng đau mới đi chữa lúc đó đã nguy hại cho răng miệng rồi.
Hôi miệng là một vấn đề phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này ngay tại nhà với những phương pháp đơn giản và hiệu quả. Website của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân gây hôi miệng, các cách trị hôi miệng tại nhà hiệu quả, và những lời khuyên để duy trì hơi thở thơm mát.
Có nên niềng răng không? Niềng răng giúp những chiếc răng lệch lạc trở lại đúng vị trí trên khớp cắn và trả lại chức năng ăn nhai lại khách hàng. Việc niềng răng sẽ giúp cải thiện cả tình trạng sức khỏe.
Nhổ răng khôn là quá trình tiểu phẫu cực kỳ đơn giản đối với các bác sĩ. Việc nhổ răng khôn kiêng ăn gì là vô cùng quan trọng để đảm bảo vết thương nhanh lành, tránh các biến chứng do răng khôn mang lại. Vậy những thực phẩm nên ăn để nhanh lành thương và không nên ăn là gì? Hãy cùng bác sĩ YOTA tìm hiểu ở bài viết sau đây!
Một trong những nỗi lo lớn nhất của nhiều người là việc nhổ răng khôn. Đây là một quá trình phẫu thuật có thể gây ra đau đớn và căng thẳng cho bệnh nhân, tuy nhiên lại hoàn toàn cần thiết để duy trì sức khỏe răng miệng đầy đủ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về quá trình nhổ răng khôn, từ những lí do để nhổ răng khôn, quá trình thực hiện, đến cách để chăm sóc sau khi phẫu thuật.
Nhổ răng khôn cần giữ chế độ ăn uống theo chỉ định của bác sĩ để quá trình hồi phục lành thương diễn ra nhanh hơn. Cần kiêng ăn những đồ ăn quá dai và cứng, đồ ăn cay nóng và chất kích thích.
Niềng răng hô là quá trình di chuyển những chiếc răng hàm trên bị chìa ra bên ngoài do do răng hoặc do xương gây ra về đúng vị trí khớp cắn chuẩn. Vậy niềng răng hô bao lâu thì xong, chi phí niềng răng hô thế nào? Hãy cùng các bác sĩ của Nha Khoa Yota tìm hiểu vấn đề này!
Việc hàn răng sâu xong bị đau nhức sẽ hết sau 1,2 ngày do ban đầu mới hàn răng chúng ta chưa quen, nếu vấn đề đau nhức kéo dài chúng ta nên đi đến để được các bác sĩ thăm khám cũng như có phương pháp điều trị.
Tầm quan trọng của răng sữa rất quan trọng khi nó giữ cho cho răng vĩnh viễn, thẩm mỹ hơn, ăn nhai ngon hơn, bảo tồn chức năng của răng vậy nên chụp thép răng sữa để bảo vệ chiếc răng sữa hoặc răng vĩnh viễn.